Bệnh whitmore có vắc xin phòng bệnh không? Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội

Trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về những trường hợp bị mắc bệnh whitmore hay còn được gọi là bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Vậy thực hư căn bệnh này là gì? Bệnh whitmore có vắc xin phòng bệnh không? Những thông tin bạn đọc đang thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bệnh whitmore có vắc xin phòng bệnh không? Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội Bệnh whitmore có vắc xin phòng bệnh không? Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội

Trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về những trường hợp bị mắc bệnh whitmore hay còn được gọi là bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Các trường hợp mắc bệnh đều ghi nhận hiện tượng vi khuẩn làm hoại tử các bộ phận trong cơ thể như mũi, ngón chân, ngón tay, cá biệt có một số ca đã tử vong. Thực hư căn bệnh này là gì? Bệnh whitmore có vắc xin phòng bệnh không? Những thông tin bạn đọc đang thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bệnh whitmore là gì? Nguyên nhân gây bệnh đến từ đâu

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh Melioidosis (Whitmore) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Con người có thể mắc bệnh Melioidosis khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei.

thủ phạm chính gây nên bệnh whitmore (melioidosis) hay còn được gọi là bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người là do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Trực khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể con người rồi gây bệnh thông qua các tình huống sau đây:

  • Hít phải hạt nước, bụi có nhiễm khuẩn
  • Tiếp xúc với đất, nước có nhiễm khuẩn theo đường uống hay qua các vết trầy xước trên da
  • Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh; tuy vậy, bệnh thường xuất hiện ở những người phải thường xuyên tiếp xúc với đất, nước; những người mắc các bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch....

Bệnh không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác và không có nguy cơ phát triển thành dịch.

vicare.vn-benh-whitmore-co-vac-xin-phong-benh-khong-thong-tin-tu-so-y-te-ha-noi-body-1

Người bị bệnh whitmore có triệu chứng gì?

Khoảng 2 đến 4 tuần sau khi bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện ra bên ngoài cơ thể. Các triệu chứng này khá đa dạng:

  • Nhiễm trùng cục bộ: đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét da, áp xe ở gan và nách
  • Nhiễm trùng phổi: sốt cao, sốt kéo dài kèm theo lạnh run, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn.
  • Nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng: sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng.
  • Nhiễm trùng lan tỏa với các biểu hiện sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật hoặc có các cơn động kinh.

Không phải bỗng nhiên, Whitmore được gọi với cái tên "kẻ mạo danh" khi mà những biểu hiện lâm sàng của bệnh thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, lao,... Việc chẩn đoán bệnh sẽ được căn cứ vào các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.

Bệnh whitmore điều trị ra sao?

Quá trình điều trị Whitmore chia làm 2 pha: pha điều trị tấn công và pha duy trì uống kháng sinh. Phải dùng kháng sinh (thường là nhóm ceftazidime) tiêm tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó tiếp tục dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa. Điều nguy hiểm là bệnh dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân rất dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại hoặc nếu điều trị không đúng phác đồ. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong rất cao, tới 40%.

Quá trình điều trị bệnh whitmore được chia thành 2 pha, tương ứng với hai giai đoạn điều trị khác nhau:

  • Giai đoạn 1- pha tấn công: tiêm kháng sinh nhóm ceftazidime liều cao kéo dài liên tục trong thời gian tối thiểu 2 tuần
  • Giai đoạn 2 - pha duy trì uống kháng sinh: diễn ra trong thời gian từ 3 đến 6 tháng.

Bệnh dễ tái phát nên đòi hỏi bệnh nhân cần thăm khám thường xuyên ngay cả khi điều trị bình phục hoàn toàn. Chính vì dễ tái phát nên sức khỏe bệnh nhân sẽ bị suy kiệt sau nhiều lần tái đi, tái lại nếu không điều trị hiệu quả và đúng phác đồ. Hơn nữa, tử vong của bệnh có thể lên đến 40%.

vicare.vn-benh-whitmore-co-vac-xin-phong-benh-khong-thong-tin-tu-so-y-te-ha-noi-body-2

Cách phòng bệnh whitmore như thế nào? Có vắc xin phòng bệnh không?

Bệnh whitmore có vắc xin phòng bệnh không? Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, whitmore chưa có vacxin phòng bệnh. Hiện tại, người dân có thể phòng bệnh bằng cách:

  • Hạn chế/tuyệt đối không tiếp xúc với nguồn đất, nước bị ô nhiễm. Những người thường xuyên phải làm việc ở ngoài trường, tiếp xúc với đất, nước bẩn cần đeo găng tay, giày dép cẩn thận để giảm thiểu tình trạng tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với đất, nước bị ô nhiễm khi cơ thể có những vết thương hở, loét, vết bỏng. Nếu phải tiếp xúc, hãy sử dụng băng chống thấm, sau đó cần rửa sạch vết thương hở sau khi đã hoàn thành xong công việc.
  • Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần chú ý đến các điều kiện sinh hoạt cần đảm bảo vệ sinh và chăm sóc đúng cách để tránh nguy cơ mắc bệnh.
  • Không chủ quan với các biểu hiện sốt, xuất hiện ổ áp xe, viêm đường tiết niệu,... Đến cơ sở y tế khám, xét nghiệm và xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei nếu cảm thấy nghi ngờ. Nếu được thông báo mắc bệnh, đừng trần trừ, hãy điều trị càng sớm, càng tốt.

Xem thêm:

  • Bạn đã từng nghe đến bệnh Whitmore?
  • Cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm Whitmore
  • Thông báo: Những tỉnh nào đã có bệnh nhân mắc bệnh whitmore?