Bệnh viện quận Thủ Đức có tốt không?

Các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh đều đã nghe nói đến Bệnh viện quận Thủ Đức. Tuy nhiên, nhiều người không rõ về chất lượng hoặc băn khoăn là Bệnh viện quận Thủ Đức có tốt không - cùng tìm hiểu về bệnh viện ở bài viết dưới đây.

Bệnh viện quận Thủ Đức có tốt không? Bệnh viện quận Thủ Đức có tốt không?

Các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh đều đã nghe nói đến Bệnh viện quận Thủ Đức. Tuy nhiên, nhiều người không rõ về chất lượng hoặc băn khoăn là Bệnh viện quận Thủ Đức có tốt không - cùng tìm hiểu về bệnh viện ở bài viết dưới đây.

Giới thiệu về bệnh viện quận Thủ Đức

Ngày 28/6/2007, tách ra khỏi Trung tâm Y tế quận Thủ Đức, Bệnh viện quận Thủ Đức được thành lập gồm 50 giường. Chỉ hơn bảy năm sau khi được thành lập, bệnh viện được xếp hạng I theo tiêu chuẩn bộ Y Tế năm 2014. Bệnh viện phát triển lên quy mô gồm 800 giường kế hoạch và hơn 1400 nhân sự.

Bệnh viện Thủ Đức có cơ sở tại số 29 Phú Châu, Khu phố 5, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện thuộc cụm bệnh viện cửa ngõ Đông Bắc của thành phố. Thời gian làm việc của bệnh viện là từ thứ 2 đến thứ 6: từ 6:30 đến 11 giờ sáng, và từ 1 giờ đến 4:30 chiều. Phòng cấp cứu của bệnh viện hoạt động 24/7.

vicare.vn-benh-vien-quan-thu-duc-co-tot-khong-body-1

Các khoa tại bệnh viện quận Thủ Đức

Khối cận lâm sàng

  • Khoa chẩn đoán hình ảnh
  • Huyết học truyền máu
  • Khoa sinh hóa
  • Khoa vi sinh

Khối hậu cần

  • Phòng vật tư- Trang thiết bị y tế
  • Khoa kiểm soát miễn dịch
  • Khoa dược

Khối hồi sức

  • Khoa cấp cứu
  • Nội thận- thận nhân tạo
  • Hồi sức tích cực- chống độc A

Khối ngoại

  • Khoa sản
  • Gây mê- hồi sức
  • Khoa mắt
  • Ngoại chấn thương chỉnh hình
  • Khoa Răng- Hàm- Mặt
  • Khoa Ngoại lồng ngực- mạch máu
  • Khoa ngoại thần kinh
  • Tai- Mũi- Họng

Khối nội

  • Khoa da liễu
  • Dinh dưỡng
  • Nội tiết
  • Y học cổ truyền- Vật lý trị liệu
  • Khoa nội thần kinh
  • Nội tổng hợp
  • Nội tim mạch não học
  • Dinh dưỡng tiết chế
  • Khoa khám bệnh
  • Dịch vụ
  • Khoa nhi

Bệnh viện quận Thủ Đức có tốt không?

Về mặt nhân lực, bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, bệnh viện thường xuyên đào tạo nâng cao kỹ năng giao tiếp, và rèn luyện y đức cho đội ngũ y bác sĩ. Về mặt cơ sở vật chất, bệnh viện đầu tư xây dựng các tòa nhà mới, và sửa chữa các tòa nhà đã xuống cấp để bệnh nhân có nơi khám chữa bệnh khang trang và hiện đại. Bệnh viện chú trọng sử dụng công nghệ thông tin, ví dụ như hệ thống mạng nội bộ, đăng ký khám bệnh online, trả và in kết quả xét nghiệm tại phòng khám, hệ thống PACs giúp bác sĩ có thể xem kết quả và hình ảnh siêu âm, X-quang ở bất cứ đâu. Tất cả những điều này giúp cho quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Các khoa thế mạnh của bệnh viện quận Thủ Đức bao gồm:

  • Chuyên khoa thần kinh: phẫu thuật chấn thương sọ não; phẫu thuật các chấn thương gãy cột sống, bệnh lý thoát vị đĩa đệm ...
  • Chuyên khoa tai mũi họng: Chẩn đoán và điều trị tất cả các bệnh lý tai mũi họng với kỹ thuật cao hiện đại
  • Phẫu thuật nội soi: các bệnh lý về khớp, các bệnh lý sản phụ khoa, bệnh lý ngoại tổng quát, bệnh lý thận, niệu, tuyến tiền liệt ...
  • Khu chẩn đoán kỹ thuật cao: bệnh viện đầu tư hệ thống máy móc hiện đại giúp cho quy trình chẩn đoán chính xác và diễn ra nhanh chóng.
  • Tư vấn và phẫu thuật thẩm mỹ toàn diện: điều trị sẹo lồi, sẹo xấu, phẫu thuật tạo hình ngực, phẫu thuật tạo hình thành bụng sau sinh, hút mỡ bụng, sửa mí mắt, nâng sống mũi, thu hẹp cánh mũi, thu nhỏ môi dày, cằm lẹm, căng da ...
  • Dịch vụ cấp cứu tại nhà: cấp cứu người bệnh tại nhà một cách hiệu quả, và hạn chế các di chứng cũng như tỉ lệ tử vong.
  • Dịch vụ bác sĩ gia đình: là dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục từng cá thể, cả khi đau ốm và khỏe mạnh; phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân; điều trị và quản lý bệnh mãn tính, để có được sự hồi phục tốt nhất, ít biến chứng; là cầu nối giữa lĩnh vực lâm sàng và y tế công cộng.

Quy trình thăm khám tại bệnh viện nếu có bảo hiểm Y tế (BHYT)

vicare.vn-benh-vien-quan-thu-duc-co-tot-khong-body-2
  1. Tại nơi vào khám, xuất trình thẻ BHYT còn thời hạn, giấy tờ tùy thân (như CMND, hộ chiếu, bằng lái xe), và một số giấy tờ liên quan nếu có (như hồ sơ chuyển viện, giấy hẹn khám lại, ...)
  2. Bệnh viện sẽ kiểm tra xem thẻ có hợp lệ và có thể áp dụng cho trường hợp khám chữa bệnh được không.
  3. Bệnh nhân được điều dưỡng đo mạch, nhiệt độ.
  4. Sau đó bệnh nhân nộp sổ và lấy số thứ tự, chờ vào khám.
  5. Bệnh nhân vào phòng khám khi đến số thứ tự. Nếu cần khám cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ phải ứng trước viện phí.
  6. Bệnh nhân được đưa đi làm các xét nghiệm cần thiết như lấy máu, siêu âm, chụp X-quang, ...
  7. Bệnh nhân nhận kết quả xét nghiệm và quay lại phòng khám để bác sĩ chẩn đoán.
  8. Nếu phải nhập viện, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các thủ tục.
  9. Nếu không phải nhập viện, bệnh nhân thanh toán viện phí theo mức hưởng của thẻ BHYT, ra hiệu thuốc lấy thuốc và ra về.

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm đi khám tại bệnh viện Thủ Đức
  • BV quận Thủ Đức, TP.HCM triển khai khoa khám bệnh “thông minh”
  • Phòng khám mắt ở quận Thủ Đức