Bệnh viện Dệt May thuộc tuyến nào?

Nhiều bạn đọc có thắc mắc bệnh viện Dệt May thuộc tuyến nào? Bệnh viện Dệt May ở đâu?. Để tìm câu trả lời cho những thắc mắc này, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh viện Dệt May thuộc tuyến nào? Bệnh viện Dệt May thuộc tuyến nào?

Nhiều bạn đọc có thắc mắc bệnh viện Dệt May thuộc tuyến nào? Bệnh viện Dệt May ở đâu? Để tìm câu trả lời cho những thắc mắc này, mời bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu chung về bệnh viện Dệt May

Bệnh viện Dệt May – Trung tâm Y tế Dệt May được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam) cho phép thành lập ngày 7 tháng 1 năm 1998, trên nền của Bệnh viện thuộc Công ty Dệt 8/3 Hà Nội.

Trải qua chặng đường 17 năm xây dựng và trưởng thành, với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ CBCNVC và đặc biệt là người đứng mũi chịu sào: Giám đốc – Tiến sỹ, Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Đình Dũng, Bệnh viện Dệt May Hà Nội hôm nay đã thực sự vươn mình lớn mạnh, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân. Bệnh viện đã được Bộ Công Thương, Bộ Y tế xếp hạng thành Bệnh viện hạng II ngày 17 tháng 1 năm 2012. Thực hiện quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống ngành Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2030, Bệnh viện Dệt May Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn thiện về chuyên môn cũng như trang thiết bị hiện đại đồng bộ nguồn lực chuyên ngành, tiến tới đa dạng hóa sở hữu nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân nhưng vẫn mang đặc thù bệnh viện chuyên ngành.

Ghi nhận biểu dương những đóng góp to lớn của Bệnh viện Dệt May Hà Nội, ngày 27/02/2015 kỷ niệm 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 17 năm ngày thành lập Bệnh viện, đơn vị vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Đó là niềm vinh dự, là nguồn động viên lớn lao để tập thể lãnh đạo, CBVC Bệnh viện tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp phát triển ngành Y nói chung và công tác khám chữa bệnh phục vụ người lao động ngành Dệt May, ngành Công Thương nói riêng.

2. Địa chỉ bệnh viện Dệt May Hà Nội

vicare.vn-benh-vien-det-may-thuoc-tuyen-nao-body-1

Bệnh viện Dệt May hiện đang có 1 cơ sở duy nhất, được đặt tại 454 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây được xem là vị trí trọng điểm, tập trung nhiều người dân nên sẽ phục vụ tối đa được nhu cầu khám, điều trị bệnh, giảm thiểu sự ách tắc của tuyến trên.

Vậy bệnh viện Dệt May thuộc tuyến nào? Đây là bệnh viện trực thuộc ngành dệt may Việt Nam, được thành lập vào năm 1998 do Bộ công thương và tổng công ty Dệt May quyết định. Vì vậy, khi đến khám sức khỏe tại đây, những khách hàng là CBCNV của ngành dệt may sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm phúc lợi từ Bệnh viện đa khoa Dệt May.

Những bệnh nhân nhà xa, từ tỉnh khác đến đây chữa bệnh có thể tham khảo đường đi thông qua bản đồ. Bên cạnh đó, để giảm thiểu chi phí và thời gian cho bạn đọc khi đến đây thăm khám bệnh, chúng tôi khuyên bạn nên chọn bến xe Nước Ngầm hoặc Giáp Bát. Tại đây cũng có các tuyến buýt hoạt động thường xuyên để bạn di chuyển thuận tiện, tiết kiệm chi phí, những tuyến xe bus với điểm dừng trực tiếp ở cổng bệnh viện như 26, 09 và 24.

Ngoài ra, để liên hệ trực tiếp tới Bệnh viện Dệt May Hà Nội bạn đọc nhớ note lại những thông tin dưới đây:

  • Website thông tin: benhviendetmay.vn
  • Email liên hệ: benhviendetmay@gmail.com
  • Số hotline: +844. 3862. 6298
  • Số điện thoại cấp cứu: +844. 3862. 6645

3. Giờ làm việc của bệnh viện Dệt May Hà Nội

Hiện nay, số lượng người dân đến thăm khám tại Bệnh Viện Dệt May ngày một đông, vì vậy để quy trình khám chữa nhanh hơn, bạn đọc nên nắm rõ lịch làm việc dưới đây:

  • Thứ 2 – Thứ 6: Làm việc từ 7h30 sáng đến 16h30 chiều (nghỉ trưa 1 tiếng từ 12h00).
  • Thứ 7: Làm việc từ 9h30 sáng đến 17h30 chiều (nghỉ trưa 12h00 đến 13h00).
  • Chủ nhật: Làm việc từ 9h30 sáng đến 15h00 chiều (nghỉ trưa 12h00 đến 13h00).

Lưu ý: Lịch trực cấp cứu được áp dụng 24/7 vào tất cả các ngày trong tuần. Vì sức khỏe người bệnh, trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay tới tổng đài 043.862.6298 để được hỗ trợ kịp thời.

4. Chuyên khoa chính ở bệnh viện Dệt May Hà Nội

Là một bệnh viện đa khoa hạng II nên Bệnh viện Dệt May Hà Nội có đầy đủ các khoa khám, điều trị bệnh từ khoa nội đến khoa ngoại:

  • Khoa chăm sóc sức khỏe ban đầu.
  • Phòng khám nha khoa.
  • Khoa Laryngological Clinic (khám thanh quản).
  • Phòng khám phụ sản.
  • Phòng khám nhi.
  • Phẫu thuật – Phục hồi chức năng ngoại trú.
  • Khoa mắt.
  • Bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, gắn với nhiệm vụ trọng tâm là “Tâm -Tín -Tận – Tụy – Trí – Tuệ – Thủy – Chung” phục vụ tối ưu cho cán bộ, công nhân viên ngành dệt may nên đơn vị này tập trung chú trọng vào những chuyên khoa mũi, xương khớp.

Với đặc thù của ngành dệt thường dễ gặp phải những vấn đề như đau cột sống, đau vai gáy, thoái hóa khớp nên Bệnh viện Dệt May Hà Nội đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu và trang thiết bị cho chuyên khoa này.

Phục vụ khám, điều trị cho hàng nghìn công nhân, được giới chuyên môn và khách hàng đánh giá hiệu quả.

vicare.vn-benh-vien-det-may-thuoc-tuyen-nao-body-2

5. Hành trình phấn đấu để trở thành bệnh viện khách sạn tiện nghi

Cùng với sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam, sau 20 năm hình thành và phát triển, từ một trung tâm y tế cơ sở với trang thiết bị nghèo nàn lạc hậu, đến nay Bệnh viện Dệt May Hà Nội đã trở thành bệnh viện có thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ, y tá có chuyên môn cao, trở thành địa điểm khám chữa bệnh có uy tín trong và ngoài ngành.

Sự thành công của Bệnh viện Dệt May Hà Nội không thể không nhắc đến người thuyền trưởng Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Đình Dũng, Giám đốc Bệnh viện.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam từ khi đất nước hội nhập, Bệnh viện Dệt May đã trở thành một Bệnh viện Đa khoa loại II với chức năng, nhiệm vụ khám chữa bệnh cho CBCNV trong và ngoài ngành trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Thành công của Bệnh viện Dệt May Hà Nội ngày nay xuất phát từ việc chọn hướng đi đúng, lấy mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của lao động ngành Dệt May. Từ thực tế bệnh nghề nghiệp của CBCNV ngành Dệt may, chỉ trong thời gian ngắn từ 2002 đến 2005, cơ sở vật chất tại phục vụ cho việc khám chữa bệnh được hoàn thành nhanh chóng, đảm bảo chất lượng. Song song với việc xây dựng cơ sở vật chất, lãnh đạo Bệnh viện cũng đã có các chủ trương tập trung vào các bệnh nghề nghiệp ngành dệt may và nguy cơ nghề nghiệp như bệnh viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, bệnh đau cột sống thắt lưng, đau lưng, thoái hóa khớp, đau cổ gáy, vai gáy do tư thế, bệnh Ecgonomi, bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh tiểu đường do đặc thù nghề nghiệp văn phòng.

Ngoài ra để đầu tư chiều sâu vào dịch vụ khám chữa bệnh, Bệnh viện đã xây dựng mới phòng nội soi tiêu hóa, phòng xông khí rung với 8 đầu máy xông, mua thiết bị siêu âm 3 chiều, sinh hóa hiện đại,các thiết bị lớn như máy Xquang di động, máy siêu âm 3 chiều, máy sinh hóa... Đặc biệt Bệnh viện tập trung xây dựng một phòng mổ hiện đại cùng các thiết bị tương xứng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và đón đầu liên doanh liên kết mở rộng phạm vi hoạt động.

Hiện nay, Bệnh viện Dệt May Hà Nội có khoảng 300 giường bệnh, với các trang thiết bị với các khoa nội liên chuyên khoa, ngoại, sản, y học dân tộc, môi trường, bệnh nghề nghiệp và phòng khám. Không chỉ được nâng cấp thường xuyên về cơ sở vật chất, Bệnh viện còn đặc biệt quan tâm đến phát triển đội ngũ thầy thuốc có chuyên môn cao, nhiệt tình, đạo đức tốt. Trong thời gian qua, Bệnh viện thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo. Ngoài ra, Bệnh viện còn chủ động liên kết với các Bệnh viện: Trung ương Quân đội 108, Thanh Nhàn, Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai, Việt Đức... và mời các giáo sư, bác sỹ, tiến sỹ có uy tín là các chuyên gia đầu ngành đến hướng dẫn chuyển giao và trực tiếp giảng dạy cho đội ngũ y bác sỹ của Bệnh viện. Đồng thời xây dựng các Khoa, phòng khám, vừa là nơi chữa bệnh, vừa là nơi thực tập cho các sinh viện Đại học Y, đào tạo bậc sau đại học như CK.I, CK.II, thạc sỹ, tiến sỹ ngay tại cơ sở bệnh viện, để chủ động về nguồn lực.

Đội ngũ y bác sĩ luôn đồng hành cùng CBCNV ngành may, luôn có mặt trong tất cả các cơ sở sản xuất của ngành, là người đầu tiên chống dịch, khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn, kiểm định môi trường lao động và giám sát an toàn thực phẩm tại các nhà ăn tập thể. Với năng lực và uy tín của mình, Bệnh viện Dệt May Hà Nội đã được trường Đại học Y khoa Hà Nội chọn là một trong những cơ sở liên kết thực hành của Nhà trường.

Để đưa Bệnh viện phát triển lên tầm cao mới, trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục xây dựng những lộ trình phù hợp để phát triển ngày càng bền vững, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong và ngoài ngành.

Có một sự thật mà trong trái tim nhiều người lao động ngành dệt may đã từng cảm động vì chính những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi, công sức tự lực, tự cường của từng đội ngũ CB thầy thuốc y bác sĩ, nhân viên của Bệnh viện Dệt May Hà Nội trong suốt hành trình 20 năm qua, nay đem tái đầu tư vào sự nghiệp phát triển y tế ngành để công nhân lao động Dệt May và những người dân trong vùng cùng hưởng lợi.

Trong tương lai gần, con đường trở thành Bệnh viện khách sạn tiện nghi mà người thuyền trưởng – Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Đình Dũng, Giám đốc Bệnh viện đã từng chắp cánh ước mơ gắn bó tận tụy tâm huyết cả một đời cống hiến cho bệnh viện sẽ dần được hiện thực hóa. Thương hiệu Bệnh viện Dệt May Hà Nội sẽ mãi là một trong những tài sản quý giá nhất mà ngành Dệt May Việt Nam tự hào có được trong lịch sử phát triển hơn trăm năm qua.

Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết nhất về bệnh viện Dệt May Hà Nội, hi vọng bạn đọc đã có những kiến thức giá trị khi đến thăm khám và chữa bệnh tại đây. Trong tương lai sắp tới, bệnh viện Dệt May sẽ hoàn thành sứ mệnh trở thành bệnh viện khách sạn tiện nghi, đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng.

Xem thêm:

  • Bệnh viện Dệt May có khoa sản không?
  • Những bệnh viện lớn làm việc thứ 7 chủ nhật ở Hà Nội
  • 2 bệnh viện uy tín nằm ngã tư đường Hà Nội