Bệnh viêm xoang mũi và cách điều trị hữu hiệu nhất là gì?
Viêm xoang mũi thực sự là căn bệnh gây nên nhiều nỗi “ám ảnh” đối với người bệnh và sức khỏe lâu dài của họ. Bệnh thường có diễn biến khó lường, dễ chuyển thành bệnh viêm xoang mũi mạn tính nên cần sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh xoang mũi, cách điều trị bệnh xoang mũi như thế nào để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bệnh viêm xoang mũi và cách điều trị hữu hiệu nhất là gì?
Viêm xoang mũi thực sự là căn bệnh gây nên nhiều nỗi “ám ảnh” đối với người bệnh và sức khỏe lâu dài của họ. Bệnh thường có diễn biến khó lường, dễ chuyển thành bệnh viêm xoang mũi mạn tính nên cần sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh xoang mũi, cách điều trị bệnh xoang mũi như thế nào để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Viêm xoang là gì?
Xoang là các hốc xương rỗng đổ vào và thông khí với mũi qua lỗ xoang. Bên trong mũi và xoang được bao phủ bởi lớp màng nhầy gọi là niêm mạc.
Viêm xoang mũi là tình trạng niêm mạc xoang bị viêm nhiễm, không còn khả năng hoạt động bình thường như trước. Nếu những tổn thương lâu ngày không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới ứ đọng dịch nhầy. Chất dịch này sẽ bám vào thành khiến cho lỗ thông xoang bị đầy, hẹp và tắc, tạo ra mủ khiến người bệnh khó chịu, đau đầu và chảy nước mũi.
Bệnh xoang mũi là bệnh lý rất phổ biến ở nước ta (đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc), chiếm tỷ lệ từ 2 – 5 % dân số và có xu hướng ngày một tăng lên, nhất là vào thời điểm mùa đông lạnh giá.
Phân loại viêm xoang
Tùy thuộc vào thời gian mắc, triệu chứng và tần suất tăng nặng để phân loại viêm xoang mũi thành 2 thể: bệnh xoang mũi cấp tính và bệnh xoang mũi mạn tính.
Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí xoang để phân chia thành các dạng chủ yếu với những đặc điểm, triệu chứng khác nhau:
- Viêm xoang hàm: liên quan chặt chẽ với răng hàm trên. Triệu chứng thường thấy là đau vùng xoang hàm, má sưng nề, chảy mũi mủ đặc.
- Viêm xoang sàng: nhức gốc mũi và đỉnh đầu là dấu hiệu cảnh báo. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này sau các đợt viêm mũi nhiễm khuẩn.
- Viêm xoang trán: triệu chứng đau vùng hốc mắt và cả góc trong lông mày.
Dấu hiệu của bệnh xoang mũi
Với mỗi thể và dạng viêm xoang ở trên, các triệu chứng biểu hiện của bệnh sẽ ít nhiều có sự khác nhau. Bệnh nhân muốn biết chính xác đang mắc phải loại xoang mũi nào cần bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra và thực hiện thêm các chẩn đoán cận lâm sàng.
Tuy nhiên, bệnh viêm xoang mũi sẽ có một số dấu hiệu điển hình thường gặp. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu của bệnh xoang mũi dưới đây để phát hiện và kịp thời có phương pháp khắc phục, điều trị:
Đau nhức
Dấu hiệu của bệnh xoang mũi rõ ràng nhất chính là hiện tượng đau nhức do áp lực ở trán và má. Các cơn đau thường kéo dài, tăng dần và thường đau đỉnh điểm vào giữa trưa. Kèm theo đó bệnh nhân có thể chảy nước mũi, nước mắt, chảy mủ. Vùng bị đau nhức tùy thuộc theo xoang bị viêm.
- Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày
- Xoang hàm: nhức ở vùng má
- Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt
- Xoang sàng sau và xoang bướm: nhức vùng gáy
Chảy dịch
Triệu chứng chảy dịch khiến cho người bệnh phải luôn khụt khịt mũi hoặc cảm giác đờm mắc ở cổ họng nên luôn muốn khạc nhổ. Nếu viêm các xoang trước dịch sẽ chảy ra mũi, viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng.
Tùy thuộc vào mức độ nhẹ hay nặng, cấp tính hay bệnh xoang mũi mạn tính mà dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc xanh, có mùi hôi.
Nghẹt mũi
Đây là dấu hiệu của bệnh xoang mũi phổ biến, có thể gây nghẹt một hoặc nghẹt cả hai bên mũi.
Điếc mũi
Khi bị viêm xoang nặng, phù nề nhiều người bệnh thường ngửi không được mùi vị do mùi không thể len lỏi đến thần kinh khứu giác.
Mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược cơ thể
Khi bị đau nhức thường xuyên dễ gây ra tình trạng mất ngủ, chóng mặt, suy nhược, ...
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang
Những yếu tố gây viêm xoang mũi thường được chia thành các nhóm sau đây:
- Do dị ứng: dị ứng niêm mạc mũi phù nề lan dần vào xoang, bít các lỗ xoang
- Do viêm nhiễm: các vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang dẫn đến nhiễm trùng, viêm mủ, ứ đọng chất nhầy, luồng khí lưu thông bị cản trở
- Do chấn thương gây tụ máu xoang, nhiễm khuẩn dẫn đến viêm
- Sức đề kháng kém: một số người cơ thể bị suy nhược, niêm mạc đường hô hấp suy yếu, rối loạn hệ thần kinh khiến vi khuẩn tấn công.
- Mắc các bệnh lý đường hô hấp: viêm mũi dị ứng, tuyến nhầy niêm mạc hoạt động quá mức, lông chuyển chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém hiệu quả, ...
- Hội chứng trào ngược thực quản – dạ dày: dịch acid tiết ra đi lên vùng xoang mũi gây viêm.
6 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh xoang mũi
- Người có cơ địa dị ứng
- Người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại
- Người có sức đề kháng kém, suy giảm hệ thống miễn dịch
- Người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính, nghiện thuốc lá, ...
- Người bị sâu răng, nhiễm trùng răng
- Người bị dị hình trong cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, vách ngăn mũi dày, ...
Nếu thuộc một trong những trường hợp trên, bạn cần chủ động ngăn ngừa và tìm biện pháp phòng tránh để không mắc phải căn bệnh này.
Phân biệt để tránh nhầm lẫn viêm xoang mũi với viêm mũi dị ứng
- Bệnh nhân cần xác định chính xác bệnh tình, tránh nhầm lẫn để có phương pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, nhiều người dễ lẫn lộn giữa dấu hiệu viêm mũi dị ứng với dấu hiệu của bệnh xoang mũi.
- Viêm mũi dị ứng: là sự phản ứng của hệ miễn dịch tại mũi xoang trước tác nhân gây dị ứng (mùi lạ, nấm mốc, thời tiết, phấn hoa, ...). Viêm mũi dị ứng có yếu tố di truyền, phát bệnh theo cơn.
- Trong khi đó viêm xoang mũi gây ta chủ yếu bởi viêm nhiễm, tổn thương, vi khuẩn. Viêm xoang không có tính di truyền, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và lúc nào cũng cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
- Khi bị viêm mũi dị ứng kéo dài có thể chuyển thành bệnh xoang mũi mạn tính hoặc polyp mũi – xoang. Do vậy, khi có biểu hiện bất thường ở đường mũi, cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị tốt nhất.
Viêm xoang mũi có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị tốt xoang mũi rất dễ chuyển sang thành bệnh xoang mũi mạn tính, hay tái phát. Viêm xoang mạn tính tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng khi kéo dài sẽ gây tác động đến sức khỏe, sinh hoạt và khả năng lao động.
Bên cạnh đó, bệnh viêm xoang không được chữa trị tích cực có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng tới đường hô hấp: viêm họng, viêm thanh quản cấp và mạn tính, viêm phế quản, viêm phổi, u thanh quản, ...
- Ảnh hưởng tới mắt: giảm thị lực, viêm túi lệ, viêm bờ mi, áp-xe mi mắt, tổn thương trong ổ mắt, viêm thần kinh mắt.
- Biến chứng ở tai: viêm tai giữa (có thể ở dạng cấp mủ hoặc ứ dịch). Nếu không được phát hiện sớm có khả năng dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc, ...
- Ảnh hưởng đau nhức về xương: tổn thương xương thái dương, xương đỉnh.
- Biến chứng về tiêu hóa: thường xảy ra ở trẻ em như viêm dạ dày, viêm ruột.
- Biến chứng nội sọ: gây viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp-xe não, viêm màng não.
- Ngoài ra, viêm xoang mũi nếu chủ quan không điều trị còn có nguy cơ gây viêm thận, viêm khớp, ...
Vì vậy, khi có những dấu hiệu của bệnh xoang mũi, bệnh nhân nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Chẩn đoán bệnh xoang mũi như thế nào?
Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân có thể phải làm thêm các xét nghiệm như xét nghiệm dị ứng để xác định yếu tố dị ứng khởi phát là nguyên nhân gây bệnh.
Trong trường hợp bị bệnh xoang mũi mạn tính hoặc viêm xoang nặng, bệnh nhân cần được nội soi mũi xoang hay chụp MRI, CT scan để tìm ra những bất thường như hẹp đường thoát dịch, vẹo vách ngăn hoặc polyps, ...
Cách điều trị bệnh xoang mũi
Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh, thời gian phát hiện bệnh, thể trạng, ... mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Cách điều trị bệnh xoang mũi đúng cách, kịp thời là yếu tố hàng đầu giúp bệnh nhân mau chóng đẩy lùi bệnh tật.
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán, mua thuốc về nhỏ mũi hoặc uống, làm theo cách trị viêm xoang bằng phương pháp dân gian (chữa viêm xoang bằng gừng, tỏi, lá lốt, ...) khi chưa được kiểm chứng về an toàn và hiệu quả. Những sai lầm này có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Điều trị giảm nhẹ triệu chứng
Nguyên tắc cơ bản trong điều trị viêm xoang mũi là đảm bảo thông thoáng mũi, tránh xa tác nhân và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với trường hợp viêm xoang cấp tính và mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại chỗ để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu bằng các cách dưới đây:
- Cung cấp độ ẩm: nên tạo độ ẩm trong nhà, phòng ngủ để mũi không bị kích ứng
- Xông hơi bằng nước ấm không quá nóng giúp giảm tắc nghẽn đường mũi, giảm sưng. Hoặc bạn cũng có thế áp dụng cách dùng khăn ướt ấm nóng áp lên mặt để giảm bớt áp lực.
- Chữa viêm xoang bằng bằng nước muối sinh lý: nước muối 0,9% có tác dụng làm loãng chất nhầy, bớt tắc nghẽn tại xoang. Nên lưu ý dụng cụ nhỏ mũi sạch sẽ, khô ráo trước và sau khi thực hiện. Có thể nhỏ mũi vào các buổi sáng, chiều, tối.
- Uống nhiều nước: nước lọc, nước ấm, ...
- Nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi, tăng sức đề kháng.
Điều trị nội khoa
- Thủ thuật Proetz (súc rửa xoang): đây là biện pháp rửa xoang, lấy mủ từ xoang bằng áp lực âm không đau và chảy máu, không cần dụng cụ y khoa. Đây là thủ thuật phù hợp với những trường hợp xoang mũi dạng nhẹ.
- Thuốc kháng sinh: đối với viêm xoang mũi do vi khuẩn, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Người bệnh cần chú ý dùng thuốc đủ liều, đủ thời gian để bệnh nhanh khỏi, tránh lờn thuốc, bệnh tái phát trở lại.
- Thuốc thông mũi: phenylpropanolamin, pseudoephedrin là các dược chất thường được sử dụng để làm thông mũi. Thuốc được bào chế dưới dạng xịt hoặc uống, được khuyến cáo chỉ nên dùng trong 7 ngày.
- Thuốc corticoid dạng xịt: an toàn, hiệu quả nhất trong điều trị bệnh xoang mũi mạn tính. Có công dụng giảm ngứa, thông mũi, ứ tắc xoang.
- Sử dụng corticoid dạng uống: ít được khuyến khích sử dụng do để lại nhiều tác dụng phụ như suy thượng thận, loãng xương, loét dạ dày, ...
- Thuốc hạ sốt giảm đau: thuốc kháng histamin như chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine, ... có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Điều trị ngoại khoa
Khi bệnh nhân điều trị nội khoa không có dấu hiệu cải thiện, bác sĩ sẽ thực hiện chọc xoang hàm để rút mủ hoặc phẫu thuật để can thiệp. Đây là lựa chọn sau cùng và khả năng phục hồi trên 80% được xem là khá tốt.
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật bằng cách nội soi được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả và nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp phẫu thuật mổ hở trước đây (chính xác, an toàn, ít xâm lấn, giảm đau, phục hồi nhanh, ...).
Thời gian phẫu thuật cơ bản thường kéo dài 15 – 30 phút. Riêng những ca bệnh phức tạp, can thiệp nhiều xoang thì thời gian có thể kéo dài đến 2 giờ.
Phòng bệnh viêm xoang mũi hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh được tốt và tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, trang bị đồ bảo hộ lao động theo đúng quy định nếu làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, thay đổi thời tiết.
- Nên đi khám và điều trị sớm các biểu hiện ở họng, mũi, ... đặc biệt là khi bị cảm cúm để phòng ngừa biến chứng sang viêm xoang mũi. Nên chích ngừa cúm hàng năm, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Tuyệt đối không dùng tay ngoáy mũi khi có triệu chứng ngứa mũi, hắt xì. Điều này sẽ mang vi trùng gây bệnh vào trong xoang mũi.
- Không để mũi đối diện với luồng gió từ quạt điện hoặc với máy lạnh bởi sẽ gây các tổn thương niêm mạc mũi.
- Tránh xì mũi mạnh khi mũi bị tắc, nghẹt vì sẽ đẩy chất viêm đến vòi nhĩ và tai.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh viêm xoang vì có thể lây nhiễm vi khuẩn.
- Không đi bơi khi đang bị các bệnh ở mũi.
- Tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi cũng như hạn chế căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống.
- Xây dựng chế độ rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi hợp lý nhằm nâng cao thể lực, sức đề kháng cho cơ thể.
Xem thêm:
- Cách điều trị bệnh viêm xoang mũi lâu năm
- Viêm xoang mũi có bị lây không, cách phòng tránh viêm xoang mũi