Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có lây không?

Viêm tuyến nước bọt mang tai là một bệnh lý phổ biến gây ra một số triệu chứng khó chịu, đặc biệt là hiện tượng sưng đau ở một hay cả 2 bên tuyến mang tai. Rất nhiều người lo lắng không biết liệu bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có lây không và cần phải làm gì khi mắc phải bệnh này. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc trên, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây.

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có lây không? Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có lây không?

Viêm tuyến nước bọt mang tai là một bệnh lý phổ biến gây ra một số triệu chứng khó chịu, đặc biệt là hiện tượng sưng đau ở một hay cả 2 bên tuyến mang tai. Rất nhiều người lo lắng không biết liệu bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có lây không và cần phải làm gì khi mắc phải bệnh này. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc trên, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây.

1. Viêm tuyến nước bọt mang tai là bệnh gì?

Khái niệm viêm tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt mang tai là một loại bệnh lý có nhiều tác nhân gây ra như vi khuẩn Staphylococcus Aureus, virus Influenza, Parainfluenza và Coxsackie... Bệnh này thường có xu hướng diễn biến khá lành tính và chỉ gây tổn thương cục bộ ở tuyến nước bọt. Ở một số đối tượng, bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian, nhưng cũng có trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính phì đại tuyến.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt mang tai thường sẽ được nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình gồm:

  • Vị giác thường xuyên mất cảm giác, luôn có cảm giác nóng và hôi miệng.
  • Vòm họng đau rát, miệng khó mở to hoặc gặp vấn đề khi ăn.
  • Miệng khô và có mủ.
  • Vùng mặt và bên trong miệng có cảm giác đau nhức.
  • Phía trên hàm, trước hàm và dưới miệng có dấu hiệu sưng tấy.
  • Cổ, mặt sưng to và có kèm thêm triệu chứng sốt nhẹ, cơ thể ớn lạnh.

Khi bạn gặp phải một hay nhiều dấu hiệu được đề cập phía trên, điều đầu tiên cần làm là hãy tìm gặp bác sỹ để được thăm khám cụ thể về tình trạng bệnh của mình.

vicare.vn-benh-viem-tuyen-nuoc-bot-mang-tai-co-lay-khong-body-1

2. Tổng hợp nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt mang tai có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân nhiễm khuẩn Staphylococcus được xác định là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, viêm nhiễm tuyến nước bọt còn có thể đến từ một số loại vi khuẩn khác như liên cầu khuẩn, e.coli, trực cầu khuẩn...

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác ngoài vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm tuyến nước bọt mang tai là:

  • Quai bị.
  • HIV – AIDS, bệnh lậu, Herbes...
  • Các khối u ở tuyến nước bọt.
  • Sỏi tuyến nước bọt.
  • Mất nước.
  • Bệnh u hạt...

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và bất kỳ giới tính nào. Tuy nhiên, một số trường hợp sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

Yếu tố tuổi tác: các chuyên gia đã nhận thấy những đối tượng trên 65 tuổi thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn.

  • Vệ sinh răng miệng tùy tiện và thiếu khoa học.
  • Không tiêm phòng bệnh quai bị.
  • Người bị hội chứng Sjogren.
  • Các bệnh lý như bệnh tiểu đường, rối loạn ăn uống, suy dinh dưỡng...
  • Hội chứng khô miệng.
  • Nghiện rượu hoặc các tác nhân gây ra khô rát miệng.

3. Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có lây không?

vicare.vn-benh-viem-tuyen-nuoc-bot-mang-tai-co-lay-khong-body-2

Theo thông tin từ các bác sỹ và chuyên gia uy tín, bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng vấn đề Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có lây không vì đây không phải bệnh có thể lây nhiễm. Để giải thích cụ thể hơn cho kết luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo của tuyến nước bọt.

Tuyến nước bọt của người bình thường sẽ bao gồm 2 thành phần chính là tuyến nước bọt lớn và tuyến nước bọt nhỏ. Khi bị viêm, khu vực tuyến nước bọt sẽ xuất hiện nhiều khối u và hầu hết đều là khối u lành tính, không lan sang bất kỳ bộ phận nào khác. Thậm chí, một số người có thể tự khỏi bệnh mà không cần đền phương thức điều trị nào. Cho đến nay, chưa có trường hợp nào ghi nhận lại một người bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai là do lây nhiễm từ người khác.

4. Cần làm gì khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai? – Các phương pháp hạn chế diễn tiến của bệnh

vicare.vn-benh-viem-tuyen-nuoc-bot-mang-tai-co-lay-khong-body-3

Việc điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt cho đến nay đã không còn là khó khăn của Y học hiện đại. Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân, các bác sỹ sẽ có phương thức xác định nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác, từ đó có thể xây dựng nên phác đồ điều trị thích hợp với từng bệnh nhân.

Nếu như bạn bị viêm tuyến nước bọt do nhiễm khuẩn, các bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn dùng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp tuyến nước bọt bị tắc nghẽn và hình thành các áp xe, các bác sỹ sẽ tiến hành sử dụng máy hút khí để xử lý các mảng áp xe này.

Ngoài việc nhận điều trị từ bác sỹ, mỗi bệnh nhân trong thời gian chữa bệnh đều cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Mỗi ngày phải uống đủ từ 8 đến 10 ly nước có pha thêm chanh nhằm kích thích hoạt động của tuyến nước bọt, đồng thời sát khuẩn.
  • Cần massage nhẹ nhàng quanh vùng tuyến nước bọt đang bị kích động.
  • Trong trường hợp tuyến nước bọt bị sưng viêm, bạn có thể chườm ấm để xoa dịu.
  • Nên súc miệng bằng nước muối ấm loãng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày để hạn chế tình trạng phát triển của vi khuẩn.

Bài viết đã trình bày khá đầy đủ thông tin về viêm nước bọt mang tai cũng như giải đáp cụ thể bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có lây không. Bạn đọc hãy cập nhật những kiến thức này để có cách đối phó với bệnh phù hợp.

Xem thêm:

  • Phân biệt viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị
  • Biến chứng nguy hiểm của quai bị cần phải đặc biệt lưu ý
  • Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ mẹ cần biết