Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Bạn có đang gặp các vấn đề về họng như: khô họng, mỗi khi nuốt lại đau, khàn giọng, nặng hơn nữa là mất giọng. Có khả năng rất lớn là bạn đã bị viêm thanh quản. Đây là loại bệnh khá phổ biển ở nước ta, nguyên nhân chủ yếu là do virus xâm nhập vào cơ thể. Vậy bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm hay không?

Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không? Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Bạn có đang gặp các vấn đề về họng như khô họng, mỗi khi nuốt lại đau, khàn giọng, nặng hơn nữa là mất giọng,... khả năng rất lớn là bạn đã bị viêm thanh quản. Đây là loại bệnh khá phổ biển ở nước ta, nguyên nhân chủ yếu là do virus xâm nhập vào cơ thể. Vậy bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm hay không? Hãy tham khảo bài viết bên dưới đây của HoiBenh về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản.

1. Viêm thanh quản là bệnh gì?

Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. Dây thanh âm là những nếp gấp trong niêm mạc thanh quản. Khi chúng bị sưng, âm thanh hình thành do không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng khiến cho giọng người bệnh nghe khàn khàn.

Viêm thanh quản thường hết trong 2 đến 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh viêm thanh quản mãn tính. Viêm thanh quản mãn tính tốn nhiều thời gian để bình phục hơn và điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

vicare.vn-benh-viem-thanh-quan-co-nguy-hiem-khong-body-1

2. Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản là giọng nói sẽ trở nên trầm, khàn hoặc mất giọng. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Sốt

  • Ho khan

  • Đau họng

  • Ngứa cổ

  • Nghẹt mũi

  • Sưng hạch bạch huyết ở họng, cổ

3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Viêm thanh quản thường không nghiêm trọng, bạn có thể xử lý các trường hợp của viêm thanh quản cấp tính với các bước tự chăm sóc, ví dụ như nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu triệu chứng viêm thanh quản kéo dài hơn hai tuần.

Lưu ý hãy đến ngay cơ sở y tế nếu có các triệu chứng sau:

  • Khó thở

  • Ho ra máu

  • Sốt không thuyên giảm

  • Đau họng ngày càng tăng

  • Khó nuốt.

4. Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản là gì?

Nguyên nhân thông thường nhất là cảm lạnh, cảm cúm do nhiễm virus hoặc dùng giọng nói quá nhiều (hát hoặc hò hét). Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Dị ứng

  • Nhiễm khuẩn

  • Viêm phế quản

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

  • Chấn thương

  • Chất kích thích, hóa chất

  • Viêm phổi

  • Viêm đường hô hấp trên do virus.

Một số dạng viêm thanh quản ở trẻ em có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong, bao gồm: bệnh Croup và viêm nắp thanh quản.

vicare.vn-benh-viem-thanh-quan-co-nguy-hiem-khong-body-2

5. Những ai thường mắc phải viêm thanh quản?

Viêm thanh quản là một bệnh khá phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở những người có công việc phải nói, hát nhiều và to, những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hoặc uống rượu quá mức. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các hoạt động là nguy cơ gây bệnh như đã nêu ở trên.

6. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm thanh quản?

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm thanh quản bao gồm:

  • Bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang

  • Tiếp xúc với các chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá, uống rượu quá mức, axit dạ dày hoặc các hóa chất tại nơi làm việc

  • Sử dụng giọng nói của bạn quá nhiều, nói quá to, la hét hoặc hát nhiều

7. Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không ?

Câu trả lời là. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường, dẫn tới số người mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm thanh quản. Căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng tăng . Người có tiền sử viêm xoang rất có thể sẽ chuyển sang viêm thanh quản. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và cứu chữa kịp thời, có thể sẽ dẫn tới ung thư thanh quản .

Diễn biến của bệnh viêm dây thanh thường khá phức tạp và nếu để lâu dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm do đó những ai mắc phải bệnh này cần điều trị sớm, tránh những biến chứng khó lường từ bệnh này.

Cụ thể những tác hại khôn lường của bệnh viêm dây thanh quản mà mọi người nên biết để đề cao cảnh giác hơn với căn bệnh này đó là:

  • Nhiễm trùng dây thanh quản, dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị viêm sưng họng, mất tiếng, khàn tiếng, ngứa rát, vướng sưng họng, mất giọng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, giảm chất lượng cuộc sống.

  • Biến chứng viêm khí phế quản, tăng sản, tăng sừng hoá, bạch sản thanh quản... Tuy ít gặp nhưng cần cảnh giác vì những bệnh này khá khó khăn trong việc điều trị.

  • Biến chứng u ác tính (ung thư) tại thanh quản hoặc lan tới các bộ phận xung quanh gây hao tổn tiền bạc, sức khỏe khó phục hồi.

Có thể thấy bệnh viêm thanh quản có thể để lại những mối nguy hiểm khó lường tới sức khỏe mà mọi người không nên chủ quan. Tốt nhất khi bị bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà nên tới bệnh viện khám cẩn thận, chỉ định dùng thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ đạt hiệu quả trị bệnh tốt hơn.

vicare.vn-benh-viem-thanh-quan-co-nguy-hiem-khong-body-3

8. Cách phòng ngừa viêm thanh quản và những chú ý cần thiết khi mắc bệnh

Hãy áp dụng 1 số phương pháp sau tại nhà , bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh:

  • Uống nhiều nước, không uống cafe và rượu hay các loại nước có chất kích thích

  • Hít không khí ẩm, có thể lấy 1 bát nước nóng để hít hơi

  • Không dùng thuốc thông mũi, thuốc này có thể làm khô họng

  • Vệ sinh cổ họng bằng nước muối thường xuyên

  • Không hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc và không khí ô nhiễm

  • Tránh tiếp xúc với người nhiễm cảm lạnh, cảm cúm

  • Hạn chế nói nhiều, la hét quá mức, hát quá to. Nếu công việc yêu cầu phải nói nhiều nên điều chỉnh âm lượng và phân bố thời gian nói hợp lý, có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nói như micro, loa,..

  • Điều trị triệt để các bệnh là nguy cơ của viêm thanh quản (nếu có) như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản,...

  • Đeo khẩu trang tránh lạnh, bụi bẩn và các chất độc hại khi ra đường hoặc khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

  • Tránh ho khạc, động tác này khiến dây thanh âm rung bất thường và có thể làm tăng phù nề. Khạc nhổ còn làm cho họng tiết nhiều chất nhầy hơn và bị kích ứng.

Đối với bệnh nhân viêm thanh quản, vấn đề trong điều trị chủ yếu là cố gắng giảm nói để dây thanh âm nghỉ ngơi, tránh dùng chất gây kích thích, có thể xông mũi họng bằng hơi ấm hay dầu gió xanh,... Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số thuốc như: thuốc giảm ho, giảm xuất tiết, hạ sốt, chống viêm,... Tuy nhiên, đây là bệnh dễ tái phát, các thuốc tây chỉ giúp loại bỏ triệu chứng mà không có tác dụng điều trị lâu dài và phòng bệnh tái phát. Ngoài ra, việc sử dụng lâu dài những thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận,...