Bệnh viêm phổi và cách phòng bệnh hiệu quả

Tỷ lệ người nhập viện khi bị bệnh viêm phổi với những biến chứng nguy hiểm, do hiểu biết sai lầm trong cách phòng và điều trị bệnh đang ngày càng gia tăng. Bài viết sau đây mà HoiBenh chia sẻ sẽ phần nào giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này để biết cách phòng bệnh như thế nào tốt nhất.

Bệnh viêm phổi và cách phòng bệnh hiệu quả Bệnh viêm phổi và cách phòng bệnh hiệu quả

Tỷ lệ người nhập viện khi bị bệnh viêm phổi với những biến chứng nguy hiểm, do hiểu biết sai lầm trong cách phòng và điều trị bệnh đang ngày càng gia tăng. Bài viết sau đây mà HoiBenh chia sẻ sẽ phần nào giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này để biết cách phòng bệnh như thế nào tốt nhất.

Viêm phổi là do tình trạng thương tổn tổ chức phổi như phổi bị viêm, mà chủ yếu nó ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang. Bệnh thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn. Ngoài ra viêm phổi cũng do nguyên nhân từ hóa chất độc hại.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

Viêm phổi xảy ra khi các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác) vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp.

Tại đó, bạch cầu sẽ bắt đầu tấn công tác nhân gây bệnh. Sự tích tụ của mầm bệnh, bạch cầu và protein miễn dịch trong phế nang khiến phế nang bị viêm và tích dịch dẫn đến khó thở và các triệu chứng điển hình của viêm phổi.

vicare.vn-benh-viem-phoi-va-cach-phong-benh-hieu-qua-body-1

Triệu chứng viêm phổi

Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn điển hình

Phần lớn trường hợp bệnh nhân có cơn rét run sau đó là sốt cao > 39 độ C, kèm theo ho khạc đờm mủ và đau ngực kiểu màng phổi. Tuy nhiên người lớn tuổi có thể không sốt; bệnh nhân có thể có biểu hiện tím tái, khó thở, nhịp thở nhanh hơn 30 lần / phút; bệnh nhân có thể xuất hiện những mụn nước ở môi.

Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn không điển hình

Phần lớn xảy ra trên người lớn tuổi và trẻ em với các triệu chứng diễn tiến âm thầm hơn bao gồm: sốt nhẹ, nhức đầu, ho khan, cảm giác mệt mỏi như triệu chứng nhiễm siêu vi. Triệu chứng cận lâm sang: X quang phổi là xét nghiệm tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm phổi. Xét nghiệm công thức máu cho thấy bạch cầu trong máu tăng cao minh chứng cho tình trạng nhiễm khuẩn. Xét nghiệm thấy trong máu tình trạng giảm oxi, suy hô hấp của bệnh nhân.

vicare.vn-benh-viem-phoi-va-cach-phong-benh-hieu-qua-body-2

Phòng bệnh viêm phổi

Đã có vắc-xin ngừa bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây viêm phổi. Trẻ thường được chủng ngừa chống virus cúm Haemophilus và virus gây chứng ho lâu ngày, bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Hiện cũng đã có vắc-xin chống khuẩn cầu phổi (PCV) – nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn.

Trẻ mắc các bệnh mạn tính, đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc các dạng viêm phổi, có thể được tiêm thêm vắc-xin hoặc thuốc bảo vệ miễn dịch. Vắc-xin cúm thường được khuyên dùng cho trẻ mắc các bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc phổi mạn tính, hen suyễn, cũng như cho trẻ khoẻ mạnh.

Trẻ sinh non được tiêm chống RSV – có thể gây viêm phổi khi trẻ lớn. Bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng kháng sinh ngừa bệnh để ngăn viêm phổi.

vicare.vn-benh-viem-phoi-va-cach-phong-benh-hieu-qua-body-3

Nhìn chung, viêm phổi không lây lan nhưng virus đường hô hấp trên có thể dẫn tới viêm phổi, vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng viêm phổi là:

- Tiêm vắc-xin đầy đủ

- Rửa tay thường xuyên

- Không hút thuốc lá

- Ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.

- Đối với trẻ em nên giữ trẻ tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nếu viêm phổi, cố gắng tránh xa bất cứ ai có một hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Khi điều đó là không thể, hãy có tinh thần tự giác bằng cách đeo khẩu trang và luôn luôn ho vào khăn giấy. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ được bạn đọc biết đến và chia sẻ cùng mọi người.

Chúc bạn sức khỏe!