Bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em có biểu hiện như thế nào
Bệnh viêm phổi thùy có thể để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ như áp xe phổi hay tràn dịch màng phổi, đặc biệt là viêm màng não nếu như trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em cần được điều trị như thế nào, bạn cần lưu ý những gì khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh cho con trẻ? Những thắc mắc này của các bậc cha mẹ về bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em có biểu hiện như thế nào
Bệnh viêm phổi thùy có thể để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ như áp xe phổi hay tràn dịch màng phổi, đặc biệt là viêm màng não nếu như trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em cần được điều trị như thế nào, bạn cần lưu ý những gì khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh cho con trẻ? Những thắc mắc này của các bậc cha mẹ về bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em sẽ được giải đáp trong bài viết này.
1. Bệnh viêm phổi thùy là bệnh gì?
Bệnh viêm phổi thùy là một dạng của viêm phổi với hiện tượng viêm nhiễm ở nhu mô phổi, bao gồm viêm ống phế nang và túi phế nang cũng như viêm tiểu phế quản tận cùng,.... Bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em chủ yếu do các loại vi khuẩn, virus cũng như ký sinh trùng, đặc biệt là phế cầu gây ra. Do đó, bệnh viêm phổi thùy cũng được biết đến với tên gọi khác là viêm phổi phế cầu.
Trẻ em có cơ địa yếu nên thường dễ mắc phải căn bệnh viêm phổi thùy. Bệnh này nếu không được điều trị thì có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như xẹp thùy phổi hay áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi cũng như viêm màng não, suy hô hấp hay nhiễm trùng huyết,...
2. Triệu chứng của bệnh viêm phổi thùy ở trẻ
Các triệu chứng giúp nhận biết bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em trong các giai đoạn khác nhau của bệnh:
Giai đoạn khởi phát:
Trong giai đoạn này, dấu hiệu bệnh ở trẻ thường rất mờ nhạt, có rất ít triệu chứng. Một số biểu hiện có thể xuất hiện trong giai đoạn khởi phát của bệnh là như trẻ sốt cao đột ngột, đau tức ngực hay người rét run, ho khan và khó thở.
Giai đoạn toàn phát
Ở giai đoạn toàn phát, thường là sau 3 ngày tính từ ngày có những dấu hiệu khởi phát của bệnh thì bệnh nhân thường sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như trẻ bị sốt cao liên tục 39 – 40 độ C, biếng ăn, hay quấy khóc và nôn mửa, đau bụng, đờm đặc hay có đờm có màu gỉ sắt và nước tiểu ít, sẫm màu.
3. Điều trị bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em
Bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em được điều trị như thế nào? Với những trường hợp trẻ được phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát khi bệnh mới chỉ mới ở mức độ nhẹ và được điều trị đúng cách thì trẻ sẽ khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ, cho trẻ nghỉ ngơi và ăn uống nhiều dưỡng chất, bổ sung đầy đủ các loại vitamin B, C, đồ ăn dễ tiêu hóa như cháo hay sữa cũng như uống nhiều nước mỗi ngày để trẻ nhanh khỏi bệnh.
Với những trẻ tình có trạng bệnh nặng hơn thì cần dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ cũng như có thể phải nhập viện để được theo dõi.
Ngoài ra, để phòng cũng như giảm biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm phổi thùy gây ra cho trẻ thì cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho con trẻ vào mùa lạnh cũng như vệ sinh thông thoáng cho bé vào mùa hè. Đồng thời, bạn cần giữ cho môi trường sống sạch sẽ và tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá cũng như hóa chất. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị đúng và phù hợp, kịp thời.
4. Những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi thùy cho trẻ
Với bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần chú ý những điều sau:
- Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc để tránh có thể gây 1 số tác dụng phụ cho trẻ như khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi; phát ban;...khi trẻ bị bệnh viêm phổi thùy.
- Cha mẹ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định cũng như không tự ý ngưng thuốc khi thấy trẻ đã đỡ bệnh. Việc ngưng thuốc quá sớm sẽ khiến cho các vi khuẩn gây bệnh không được loại bỏ hết, nguy hiểm hơn là chúng trở nên kháng thuốc và phát triển mạnh mẽ hơn và có thể dẫn tới tai biến nguy hiểm cho trẻ.
- Khi trẻ bị mắc viêm phổi thùy lần nữa thì cha mẹ không cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh lần trước vì các loại thuốc để lâu ngày hết hạn sử dụng sẽ có độc tính rất cao nên có thể gây độc cho thận của bé.
Xem thêm:
- Viêm phổi ở trẻ nhỏ
- Cách điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh tại nhà
- Có triệu chứng viêm phổi này, trẻ sơ sinh cần nhập viện