Bệnh viêm phế quản có bị lây không?
Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết về bệnh viêm phế quản. Một trong những thắc mắc của rất nhiều người đó là bệnh viêm phế quản có lây không? Biểu hiện của viêm phế quản là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Bệnh viêm phế quản có bị lây không?
1. Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại lớp niêm mạc của ống phế quản. Viêm nhiễm khiến cho các đường ống dẫn khí này bị thu hẹp lại và xuất hiện các chất nhày cũng như dịch mủ, làm cản trở sự lưu thông của đường thở.
Bệnh viêm phế quản được chia thành 2 nhóm chính:
- Viêm phế quản cấp tính (viêm khí phế mạc cấp): sự viêm nhiễm này thường kéo dài trong vài tuần, làm cho đường hô hấp bị viêm, sưng lên và nhiều dịch nhầy.
- Viêm phế quản mạn tính: loại viêm phế quản này có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Các ống phế quản liên tục bị viêm nhưng diễn ra âm thầm, khi gặp các tác nhân kích ứng thì sẽ dễ dàng bùng phát thành các đợt cấp tính. Viêm phế quản mạn thường nghiêm trọng và khó điều trị hơn viêm phế quản cấp.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản
Với bệnh viêm phế quản cấp tính thì nguyên nhân gây bệnh chính là do nhiễm virus. Loại virus này có thể gây ra bệnh cúm, do đó những đối tượng bị cúm sẽ dễ bị viêm phế quản cấp.
Còn đối với viêm phế quản mạn tính, nguyên nhân gây bệnh thường là do các yếu tố từ môi trường xung quanh, trong đó thuốc lá là tác nhân chính, chiếm đến 90% nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản hoặc các bệnh liên quan đến phổi. Ngoài ra, các tác nhân như ô nhiễm không khí, khói bụi, hóa chất cũng có thể gây ra tình trạng viêm phế quản nặng hơn.
3. Bệnh viêm phế quản có lây không?
Viêm phế quản là kết quả của việc các dịch nhầy và đờm tràn vào phổi gây ra tình trạng viêm. Viêm phế quản hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác, cũng giống như cảm lạnh thông thường.
Việc lây nhiễm viêm phế quản có thể thông qua:
- Do lây nhiễm: ở dạng viêm phế quản cấp tính, khi nhiễm trùng thì các vi khuẩn được truyền qua các ống khí để xuống tới phổi. Trong không khí chứa rất nhiều vi trùng, vi khuẩn bởi các nguyên nhân do có ai đó nói, hắt hơi... Vi khuẩn cũng có thể bị phát tán bằng cách bắt tay hay các phương thức tiếp xúc khác.
- Vi khuẩn và virus có khả năng sống được ở bên ngoài cơ thể trong vòng vài phút, hàng giờ hoặc thậm chí cả ngày tùy theo chủng loại. Do vậy, bạn có thể bị lây nhiễm bệnh viêm phế quản qua việc chạm vào những đồ vật chứa vi khuẩn: tay cầm, giấy ăn, sách vở... Khi vi khuẩn tích tụ trên tay sau đó lại chạm vào mắt, mũi, miệng... thì sẽ có sự lây nhiễm.
- Cúm: có nhiều trường hợp bị viêm phế quản cấp tính là do bị cúm, do đó bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm phế quản bằng cách tiêm phòng cúm hàng năm.
- Hệ miễn dịch: viêm phế quản do nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn có thể dễ dàng bị lây sang người đang có hệ miễn dịch hay sức đề kháng kém. Do đó đối tượng dễ bị viêm phế quản nhất là người già và người cao tuổi.
4. Các giai đoạn của viêm phế quản
Giai đoạn ủ bệnh
Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, cụ thể là từ những giọt nước bắn ra từ những người nhiễm siêu vi hô hấp gây viêm phế quản thì người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày. Giai đoạn ủ bệnh sẽ không có triệu chứng gì.
Giai đoạn viêm long đường hô hấp
Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, đau họng... Các triệu chứng toàn thân như: đau nhức cơ, sốt nhẹ, mệt mỏi, khớp.
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ phát tán ra môi trường bên ngoài rất nhiều siêu vi gây viêm phế quản, do đó đây chính là giai đoạn lây lan mạnh nhất.
Giai đoạn viêm phế quản cấp
Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ho. Ban đầu sẽ là ho khan, sau đó là ho có đờm. Màu sắc của đờm có thể là từ trắng đục, xanh, vàng, có trường hợp có thể ho ra máu do người bệnh ho quá nhiều làm tổn thương đường thở.
Đau rát sau xương ức, đau tăng khi ho.
Giai đoạn phục hồi
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản, các triệu chứng hô hấp và triệu chứng toàn thân sẽ giảm dần, bệnh nhân sẽ phục hồi trong khoảng từ 7-10 ngày.
5. Một số phương pháp giảm hỗ trợ điều trị viêm phế quản tại nhà từ tự nhiên
Như vậy, thắc mắc viêm phế quản có lây không đã được giải đáp· Câu trả lời là có. Những phương pháp sau đây sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà tự nhiên
- Quất và mật ong: đây là phương pháp phổ biến, mang lại tác dụng cao mà lại rất dễ làm cho những ai đang bị viêm phế quản. Bạn chỉ cần cát quất thành từng lát mỏng, cho thêm một chút mật ong rồi ngậm, đặc biệt hiệu quả khi ho.
- Trà gừng với mật ong: gừng có đặc tính chống lại viêm nhiễm, kết hợp với mật ong sẽ trở thành một phương thức hỗ trợ giảm viêm nhiễm rất tốt. Bạn hãy cắt gừng thành từng lát mỏng, cho vào một ly nước sôi, sau đó thêm 1 thìa mật ong, uống hàng ngày. Áp dụng công thức này sẽ khiến cho bạn cảm thấy dễ chịu ngay từ những lần sử dụng đầu tiên.
Trên đây là các thông tin giúp trả lời cho câu hỏi bệnh viêm phế quản có lây không. Để hạn chế được tối đa nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản thì bạn hãy nâng cao sức khỏe bản thân, cùng với đó là nắm rõ những kiến thức liên quan đến bệnh để có được cách phòng chống và điều trị kịp thời. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Xem thêm:
- Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở người lớn
- Bé bị viêm tiểu phế quản có nên tắm?
- Bé bị viêm tiểu phế quản nhiều lần có nên nhập viện không?