Bệnh viêm não lây truyền như thế nào?
Bệnh viêm não hiện đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong cao,trong tuần từ 13-5 đến 19-5 Sở Y Tế Hà Nội đã ghi nhận trường hợp mắc viêm não đầu tiên năm 2019. Tuy hiện giờ cháu bé đã tỉnh nhưng đã bắt đầu cho loạt những nguy cơ về bệnh viêm não tại nước ta. Vậy bệnh viêm não lây truyền như thế nào?
Bệnh viêm não lây truyền như thế nào?
Bệnh viêm não hiện đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong cao,trong tuần từ 13-5 đến 19-5 Sở Y Tế Hà Nội đã ghi nhận trường hợp mắc viêm não đầu tiên năm 2019. Tuy hiện giờ cháu bé đã tỉnh nhưng đã bắt đầu cho loạt những nguy cơ về bệnh viêm não tại nước ta. Vậy bệnh viêm não lây truyền như thế nào?
Bệnh viêm não là gì?
Để biết được bệnh viêm não lây truyền như thế nào, chúng ta có cần biết như thế nào là bệnh viêm não
Theo ông Đào Hữu Thân, phó trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết : “ bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virus cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương”
Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên tại Nhật Bản năm 1871 và tại Việt Nam năm 1952.
Mỗi năm có khoảng 2000-3000 trường hợp mắc bệnh, trong đó có nhiều trường hợp tử vong. Tuy nhiên từ năm 1997 đến nay số ca mắc hàng năm đã giảm xuống đáng kể.
Bệnh thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với các triệu chứng của bệnh viêm não và viêm màng não khác, các triệu chứng lâm sàng khó phân biệt giữa các chủng virus nên việc chẩn đoán phải thông qua việc xác định được virus.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm có nguy cơ cao từ 1-5 tuổi, chiếm khoảng 75% tổng số trẻ mắc hàng năm. Bệnh thường diễn ra vào tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, đặc biệt là tháng 6-7 là thời gian ghi nhận số ca mắc viêm não cao nhất trong năm.
Bệnh viêm não lây qua đường nào?
Bệnh viêm não nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn não mô cầu là Neisseria meningtidis , vi khuẩn này thường cư trú ở vùng mũi, hầu , họng.
Nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn.
Theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên phó giám đốc bệnh viện Nhiệt đới TƯ, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng là 10-20% . Họ mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh, vi khuẩn không thể vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể để gây bệnh được.
Thông thường, sự tiếp xúc giữa người với người, vi khuẩn sẽ lây qua nước bọt, dịch tiết đường hô hấp , ho, hắt hơi.
Do lây qua đường hô hấp và dịch tiết nên bệnh rất dễ lây lan ra diện rộng, do vậy việc kiểm soát các nguồn lây và người bệnh là rất cần thiết
Triệu chứng của viêm não như thế nào ?
Triệu chứng của viêm não rất đặc hiệu, thường bắt đầu bằng dấu hiệu sốt cao
- Bệnh nhân sốt cao đột ngột 39-40 độ C
- Đau đầu dữ dội, đặc biệt là các dấu hiệu viêm màng não như nôn, buồn nôn làm trẻ ăn uống khó khăn, thâm chí có thể bỏ ăn, bỏ bú và quấy khóc
- Dấu hiệu cứng gáy cũng rất đặc hiệu, với trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể xuất hiện dấu hiệu thóp phồng khá đặc trưng.
Phòng bệnh và xử lí
Cũng theo thạc sĩ Hà :” bệnh có thể chữa được nếu phát hiện sớm, có thể dùng thuốc dự phòng, người dân cần cảnh giác, thấy sốt thì nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời”
Tiến sĩ Nguyễn văn Kính , giám đốc bệnh viện Nhiệt đới trung ương cũng cho biết những ai tiếp xúc gần bị bệnh nhân ho văng vi khuẩn vào mặt thì có nguy cơ bị lây bệnh cao và phải uống ngay kháng sinh dự phòng để phòng bệnh. Những người tiếp xúc khác với bệnh nhân thì chỉ cần theo dõi , khi bị sốt cần đi khám ngay.
Bệnh do vi khuẩn gây nên , nên cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn lây cũng có hiệu quả phòng bệnh. Vệ sinh cá nhân , môi trường nơi ở thông thoáng , người dân có thể tiêm vacxin phòng bệnh.
Để phòng bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là viêm não Nhật Bản, biện pháp hiệu quả là tiêm chủng vacxin phòng viêm não với 3 liều cơ bản : mũi tiêm lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Hiện nay vacxin viêm não mô cầu được tiêm theo hình thức dịch vụ, với 2 loại não mô cầu nhóm A và C của pháp và nhóm B,C của Cuba.
Cùng với tiêm vacxin thì cần sử dụng các biện pháp dự phòng bệnh quan trọng khác như : phòng chống muỗi đốt bằng cách ngủ trong màn, sử dụng thuốc diệt muỗi, không cho trẻ chơi ở gần những nơi có nhiều gia súc, là nơi tập trung nhiều muỗi, nhặng.
Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, cần phải đưa ngay đến bệnh viện để được khám , chẩn đoán và điều trị kịp thời., tránh những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.
Xem thêm:
- Viêm não vào mùa? Bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con?
- Viêm màng não điều trị bao lâu thì khỏi?
- Tiêm vắc xin viêm não nhật bản mũi 1 cách mũi 2 bao lâu?