Bệnh viêm mũi vận mạch là gì ? Chữa như thế nào?

Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, các bệnh liên quan đến đường hô hấp đã trở nên phổ biến. Trong đó, với các dấu hiệu bị nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt xì sổ mũi thì bác sĩ thường chẩn đoán là bệnh viêm mũi vận mạch? Vậy bệnh viêm mũi vận mạch là gì? Nếu mắc bệnh cần chữa như thế nào?

Bệnh viêm mũi vận mạch là gì ? Chữa như thế nào? Bệnh viêm mũi vận mạch là gì ? Chữa như thế nào?

Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, các bệnh liên quan đến đường hô hấp đã trở nên phổ biến. Trong đó, với các dấu hiệu bị nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt xì sổ mũi thì bác sĩ thường chẩn đoán là bệnh viêm mũi vận mạch? Vậy bệnh viêm mũi vận mạch là gì? Nếu mắc bệnh cần chữa như thế nào?

Bệnh viêm mũi vận mạch là gì?

Bệnh viêm mũi vận mạch là một bệnh hô hấp xảy ra do các yếu tố dị nguyên bên ngoài như nấm mốc, vi khuẩn, hóa chất... tạo ra phản ứng giữa giao cảm trong niêm mạch mũi và hệ thần kinh vận hành.

Viêm mũi vận mạch thường liên quan đến chứng chảy nước mũi, tắc nghẽn hoặc hắt hơi mãn tính. Cũng giống như những căn bệnh khác, viêm mũi vận mạch tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu của bệnh viêm mũi vận mạch là gì?

Triệu chứng của căn bệnh này cũng có rất nhiều biểu hiện của các chứng hô hấp khác nên dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Các biểu hiện cơ bản như:

  • Đỏ mũi
  • Nghẹt mũi đổi bên
  • Chảy nước mũi sáng và tối.
  • Hắt hơi liên tục
  • Ho
  • Dịch chảy vào hệ thống xoang mũi
  • Tắc mũi, khó thở, thở bằng miệng.
  • Sổ mũi.

Đa số người bệnh khi gặp phải các triệu chứng này thường tự chữa ở nhà. Thế nhưng nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì nhất thiết phải tới cơ sở y tế để được khám chữa và điều trị kịp thời. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp phải các vấn đề sau:

  • Có tác dụng phụ hoặc biến chứng do thuốc mang lại
  • Đã dùng thuốc nhưng không có kết quả
  • Triệu chứng về viêm mũi trở nên nặng nề hơn.
HoiBenh.vn-benh-viem-mui-van-mach-la-gi-chua-nhu-the-nao-body-2
Chảy nước mũi sáng và tối

Nguyên nhân bệnh viêm mũi vận mạch

  • Do dùng thuốc:

Một số loại thuốc Tây dùng để điều trị viêm mũi dị ứng có khả năng khiến bạn bị viêm mũi vận mạch nếu được dùng không đúng cách hoặc sai liều lượng, ví dụ như thuốc giảm đau, thuốc thần kinh, thuốc cao huyết áp...

  • Thời tiết

Cũng giống như căn bệnh khác, thời tiết lạnh với vô vàn các tác nhân dị nguyên bên trong không khí sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào niêm mạch mũi gây viêm.

  • Rối loạn nội tiết

Thường xảy ra ở những phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi cũng là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

  • Virus, vi khuẩn: luôn ẩn náu trong mọi điều kiện, chỉ chờ thời cơ thích hợp là tấn công.
  • Tác nhân bên ngoài: mệt mỏi, căng thẳng, khói bụi, hút thuốc lá, nước hoa, hóa chất, thực phẩm không đảm bảo... cũng tạo ra môi trường thuận lợi để viêm mũi vận mạch phát triển.
  • Yếu tố bên trong: độ tuổi trên 20, phụ nữ, người có vấn đề sức khỏe... cũng là yếu tố dễ khiến viêm mũi vận mạch ghé thăm.

Đối tượng dễ bị bệnh viêm mũi vận mạch

Đây là bệnh phổ biến, xảy ra ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng thường ảnh hưởng người trên 20 tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ bị viêm mũi vận mạch cao gấp đôi so với nam giới.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm mũi vận mạch

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm mũi vận mạch như:

  • Hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Phụ nữ do thay đổi hormone, thường nghiêm trọng hơn khi mang thai hoặc khi đang hành kinh.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi, giảm tắc mũi trong vài ngày có thể gây tắc nghẽn mũi nặng hơn.
  • Những biện nhân bị suy giáp, hội chứng mệt mỏi mãn tính,... có thể gây ra hoặc làm tình trạng viêm mũi vận mạch xấu đi.
  • Stress, căng thẳng có thể gây viêm mũi vận mạch.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu có các biểu hiện dưới đây cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Các triệu chứng viêm mũi vận mạch nghiêm trọng.
  • Khi đã điều trị, uống thuốc mà các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Có phản ứng phụ khó chịu do thuốc trị viêm mũi vận mạch.
HoiBenh.vn-benh-viem-mui-van-mach-la-gi-chua-nhu-the-nao-body-3
Khi đã điều trị, uống thuốc mà các triệu chứng không thuyên giảm

Cách phát hiện bệnh viêm mũi vận mạch

Nhiều người thắc mắc rằng căn bệnh này dễ nhầm lẫn vậy thì cách phát hiện ra viêm mũi vận mạch là gì? Điều này sẽ do bác sĩ xem xét và chẩn đoán.

Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ tiến hành những xét nghiệm cụ thể để đánh giá bệnh. Cùng với triệu chứng lâm sàng, kết quả chụp CT... sẽ giúp bác sĩ phát hiện liệu bạn có thực sự bị viêm mũi vận mạch hay không?

  • Soi mũi trước

Cuốn mũi dưới thường phù nề, to nhẵn, còn co hồi với thuốc co mạch, không thấy hiện tượng niêm mạc nhợt màu như trong viêm mũi dị ứng.

  • Chẩn đoán bằng soi mũi sau

Thấy đuôi cuốn mũi dưới và giữa thay đổi, có thể phù nề, nhẵn hay quá phát, sần sùi, đổi màu, khe mũi giữa thường thấy phù nề hay có ít dịch xuất tiết nhầy.

Cách điều trị bệnh viêm mũi vận mạch là gì?

Dùng thuốc

  • Thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi giúp thông thoáng mũi
  • Các loại thuốc se niêm mạc (cẩn thận nguy cơ tăng nhịp tim).
  • Thuốc kháng HI: giảm tiết nước mũi.
  • Sử dụng thuốc giảm đau miệng như pseudoephedrine.
  • Thuốc steroid: giảm phóng thích các hóa chất trung gian
  • Dùng các loại thuốc Đông Y: tiêu diệt tận gốc các tác nhân bên trong; nâng cao sức đề kháng cho sức khỏe. Lưu ý chọn nhà thuốc uy tín.

Phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật bệnh viêm mũi vận mạch là gì, liệu có cần thiết. Tất nhiên không ai muốn đụng tới dao kéo cả, nhưng nếu bệnh quá nặng thì phẫu thuật là cách giúp giảm thể tích cuống mũi dưới hiệu quả, điều trị bệnh lâu dài.

Thay đổi lối sống

  • Không ăn đồ cay nóng, chất kích thích.
  • Tránh xa các tác nhân có thể gây viêm mũi vận mạch.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ ấm vào mùa lạnh.

Qua những thông tin trên đây về bệnh viêm mũi vận mạch là gì; mong rằng mỗi người sẽ có thêm kiến thức về bệnh; từ đó biết cách phòng ngừa viêm mũi vận mạch hiệu quả; bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

Xem thêm:

  • Cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì?
  • Hắt xì hơi liên tục có phải mang dấu hiệu của bệnh gì không?
  • Ung thư từ một cái hắt hơi và cách phòng tránh