Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không là thắc mắc không chỉ riêng những ai không may mắn mắc phải mà cả những người lo lắng có nguy cơ mắc bệnh. Vậy thực tế thì như thế nào? Cùng HoiBenh giải đáp nỗi băn khoăn này bằng những thông tin sau.
Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh của việc dị ứng toàn thân và thường có những biểu hiện tại chỗ, những cơn hắt hơi, tắc mũi và sổ mũi. Nguyên nhân dẫn đến bệnh dị ứng có rất nhiều : do dị nguyên gây bệnh gây nên như (phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc hay do lông động vật..) cũng có thể do.
Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Trên thực tế, hiện nay chưa có phương pháp nào có thể hoàn hảo điều trị bệnh viêm mũi dị ứng một cách dứt điểm. Bởi vậy, phần lớn những người kém may mắn khi cơ thể quá mẫn cảm với các chất kích thích thường phải sống chung với nó. Hiện nay, có 4 phương pháp được thực hiện để đối phó với bệnh viêm mũi dị ứng như sau:
Chữa viêm mũi dị ứng bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu
Đây được coi là phương pháp tối ưu nhất khi có tỉ lệ thành công là 80-90%. Đối với những người mắc bệnh, sau khi đã xác định chính xác dị nguyên gây ra bệnh, bệnh nhân được tiêm kháng nguyên gây bệnh với liều lượng tăng dần. Nhằm làm cho cơ thể quen dần với các chất kích thích và không có hoặc phản ứng mẫn cảm nhẹ khi tiếp xúc với chúng nữa.
Tuy nhiên, thời gian điều trị theo cách này có thể mất tới vài năm và ở nước ta là chưa phổ biến và còn hạn chế khi thực hiện.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách dùng thuốc
Đây là cách được áp dụng phổ biến nhất nhằm cải thiện tình trạng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường chỉ có tác dụng tức thời chứ không điều trị dứt điểm được. Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Không nên dùng thuốc dạng xịt và nhỏ trị nghẹt mũi quá 7 ngày vì có thể phản tác dụng và khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Sử dụng đúng thuốc, đúng liều và đúng cách dưới sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chứ không nên tự ý mua thuốc về dùng.
- Chỉ sử dụng khi thật cần thiết, không nên lạm dụng vì các loại thuốc kháng sinh dùng trong thời gian dài luôn gây ra các tác dụng phụ và không tốt cho sức khỏe.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên
Các chất kích thích làm xuất hiện các triệu chứng: hắt hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt,...Vì vậy, tránh các dị nguyên được coi là biện pháp lý tưởng nhất. Tuy nhiên, trong thực tế thì không dễ thực hiện bởi việc thay đổi môi trường sống và nơi ở là khó khăn.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc dân gian và đông y
Chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian luôn an toàn, đối với bệnh này, chúng có tác dụng hỗ trợ hiệu quả làm thuyên giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
– Dùng sáp ong: lấy 1 miếng sáp ong vừa phải nhai nát, nuốt nước và bỏ bã. Mỗi ngày dùng 2-3 lần sẽ thấy hiệu quả.
– Bài thuốc tân di-trứng gà: Tân di (15g), trứng gà (2 quả). Tân di cùng 2 bát nước cho vào nồi nấu, đến khi còn 1 bát. Trứng gà đem luộc chín và bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi tiếp tục đem đun với nước tân di đã sắc được. Dùng cả nước lần cái để chữa bệnh.
– Dùng lá cóc mẳn (hay còn gọi là nga bất thực thảo): dùng lượng lá cóc mẳn vừa đủ, rửa sạch và giã nát. Đem nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.
Làm gì để phòng tránh viêm mũi dị ứng
Để phòng tránh căn bệnh gây tốn kém và rất nhiều phiền phức đối với sinh hoạt và giao tiếp này, cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng, mà các yếu tố môi trường và thời tiết chính là các tác nhân chính. Vì vậy các bạn cần:
- Giữ môi trường trong nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Vệ sinh định kì: chăn, ga, gối nệm,...
- Không nuôi các vật nuôi có lông như: chó, mèo,..
- Giữ ấm cơ thể vào mùa đông, những ngày thời tiết chuyển mùa không nên chủ quan.
- Vệ sinh đường tai mũi họng, chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Giữ cho đường hô hấp luôn an toàn: đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, các chất độc hại.
- Không nên sử dụng các chất kích thích, tránh xa khói thuốc.
- Khi phát hiện mình có những biểu hiện nghi ngờ về đường hô hấp nên đến các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh chứ không nên tự điều trị tại nhà. Vì bệnh này thường có biểu hiện tương đồng với bệnh viêm xoang hay cảm lạnh,... việc tự điều trị vô tình làm bệnh nặng thêm và khó chữa hơn.
Xem thêm:
- Chữa viêm mũi dị ứng bậc thầy tại Hà Nội
- Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?