Bệnh viêm mao mạch hoại tử chữa trị ra sao?
Mẹ tôi bị viêm mao mạch hoại tử, đã khám nhiều nơi và bác sĩ đều kê đơn dùng Medrol. Nếu uống thuốc thì đỡ, không dùng lại bị đau nhức chân. Hơn nữa, cứ dùng thuốc này là mặt lại bị phù do tích nước, đến mùa hanh khô chân càng đau nhức hơn. Vậy có cách nào chữa khỏi được bệnh này hoặc chung sống hòa bình với nó hơn được không?
Bệnh viêm mao mạch hoại tử chữa trị ra sao?
Chào bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bệnh viêm mao mạch hoại tử là gì?
Bác sĩ Vũ Thị Lừu (khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện E Hà Nội) cho biết: "Viêm mao mạch hoại tử là bệnh có đặc trưng lâm sàng là các mảng màu tím, đỏ nâu, bờ nổi cao và trung tâm teo màu vàng nâu kèm theo giãn mạch, vị trí thường gặp nhất là mặt trước cẳng chân, loét có thể sau chấn thương. Viêm mao mạch hoại tử là một dạng bệnh tự miễn hiện chưa rõ lí do và chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Các biện pháp chữa trị chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ và bảo tồn. Một số thuốc chữa trị hiện dùng là:
- Corticoid (Prednisolon, Methylprednisolon...) giúp giảm biểu hiện và ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh.
- Các thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamid, Cyclosporin, Azathioprin được dùng phối hợp với Glucocorticoid ở những bệnh nhân có tổn thương thận không đáp ứng với Glucocorticoid đơn thuần. Các phương pháp chữa trị khác như Dimmunoglobulin truyền tĩnh mạch, gạn huyết tương".
Lời khuyên của bác sĩ
"Mẹ bạn bị viêm mao mạch hoại tử, đi khám nhiều nơi và đều được kê đơn dùng Medrol. Uống thuốc thì đỡ, không dùng lại đau nhức chân. Như vậy là thuốc đã có hiệu quả, tuy nhiên cứ dùng thuốc này là mặt lại bị phù do tích nước, đến mùa hanh khô chân càng đau nhức hơn. Bạn có thể đưa mẹ tái khám và đề nghị bác sĩ thay thuốc hoặc phương pháp chữa trị khác. Đây là bệnh cần được chữa trị lâu dài, vì vậy cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra, tuy hiện chưa có tài liệu nào nói rằng bệnh có liên quan đến ăn uống nhưng do đây là bệnh có tính chất dị ứng, nên có lẽ bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm cua cá, những loại thức ăn nhiều gia vị cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn", bác sĩ Vũ Thị Lừu cho biết thêm.