Bệnh viêm màng não mủ có lây không?

Ở Việt Nam hiện nay, bệnh viêm màng não mủ đang ngày một gia tăng. Có nhiều thắc mắc hỏi rằng viêm màng não mủ có lây không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó cho bạn đọc đồng thời chỉ ra những cách phòng tránh bệnh.

Bệnh viêm màng não mủ có lây không? Bệnh viêm màng não mủ có lây không?

Ở Việt Nam hiện nay, bệnh viêm màng não mủ đang ngày một gia tăng. Có nhiều thắc mắc hỏi rằng viêm màng não mủ có lây không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó cho bạn đọc đồng thời chỉ ra những cách phòng tránh bệnh.

Viêm màng não mủ là gì?

Viêm màng não mủ là tình trạng màng não bị nhiễm khuẩn do những tác nhân gây bệnh có khả năng sinh mủ, chủ yếu là các vi khuẩn xâm nhập vào màng não gây nên. Bệnh có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng cao. Có ba loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ thường gặp là phế cầu (Streptococcus pneumonia); H. influenza (Haemophilus influenza- HIB); não mô cầu (Neisseria meningitidis).

vicare.vn-benh-viem-mang-nao-mu-co-lay-khong-body-1

Dấu hiệu bệnh viêm màng não mủ

Bệnh viêm màng não mủ nói chung thường có các triệu chứng sốt, li bì. Bệnh nhi trên 18 tháng thường có thêm dấu hiệu cổ cứng và các biểu hiện sau:

  • Sốt cao đột ngột và đau đầu nhiều, quấy khóc hoặc nằm li bì, mệt mỏi ăn kém, da tái xanh.
  • Nhức đầu dữ dội, nôn mửa, táo bón.
  • Người bệnh có biểu hiện sợ ánh sáng, nằm tư thế “cò súng” (thường gặp ở trẻ em do tăng trương lực cơ gấp để làm cho giảm đau).

Dấu hiệu đặc trưng nhất là ban xuất huyết “hình sao” do hoại tử nội mạch dưới da (gặp trong nhiễm não mô cầu). Ban xuất hiện sớm khoảng từ 5-15 giờ hoặc muộn hơn. Ban có thể xuất hiện trên toàn thân và thường ở các đầu ngón chân, tay, vành tai, cánh mũi.

Ngoài ra, gan, lách to ra nhanh. Huyết áp giảm dần và có thể tụt trong trường hợp sốc nhiễm khuẩn. Nếu bị phù nề não, thường có vật vã, mạch chậm, huyết áp tăng vọt, rối loạn hô hấp và hôn mê. Người bệnh có thể tử vong do suy tuần hoàn, suy hô hấp vào những giờ đầu (trong vòng 48 giờ), hiếm hơn là vào 2-3 ngày sau.

Viêm màng não mủ có lây không?

Vi khuẩn (phế cầu, Hib, não mô cầu) gây bệnh viêm màng não mủ lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Nguy cơ lây nhiễm do việc tiếp xúc gần, thường xuyên trong gia đình hoặc sống gần người bệnh ở những nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, doanh trại, ký túc xá... Việc dùng chung đồ ăn uống, đồ vật sinh hoạt hay tiếp xúc thân mật như hôn hít, hoặc hắt hơi vào người ở những nơi này đều khiến khả năng lây bệnh viêm màng não mủ cao.

Ai cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn viêm màng não mủ, nhưng đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em. Cũng ở trẻ em có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất. Ở những người khỏe mạnh, mặc dù nhiều lúc không có các triệu chứng của bệnh nhưng cũng có vi khuẩn viêm màng não mủ ở trong mũi và họng của họ. Vì thế, nguồn lây bệnh chủ yếu của bệnh viêm màng não mủ chủ yếu là ở bệnh nhân và những người lành mang bệnh. Bệnh sẽ lan truyền nhanh và mạnh hơn vào các dịp dịch bệnh, khí hậu khắc nghiệt, ăn uống, vệ sinh, phòng bệnh kém...

vicare.vn-benh-viem-mang-nao-mu-co-lay-khong-body-2

Điều trị viêm màng não mủ

Theo ý kiến các chuyên gia hô hấp, khi phát hiện bệnh nhân bị nghi nhiễm, cần được các bác sĩ chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và cách ly để tránh lây lan dịch.

Theo đó, để biết chính xác viêm màng não mủ do vi khuẩn nào gây nên, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm nước màng não (nước não tủy) và theo dõi cẩn thận tại bệnh viện. Sau đó, tùy từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng cho từng loại vi khuẩn gây bệnh.

Tuy nhiên, do bệnh có xác suất tử vong cao trong thời gian ngắn. Có thể để lại những di chứng như điếc, mù lòa, động kinh, yếu liệt tay chân... Hay nặng hơn ở trẻ không còn nhận biết được người thân dù đã điều trị khỏi bệnh nên khi có biểu hiện mắc bệnh, tuyệt đối không được chủ quan, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly kịp thời.

Phòng ngừa viêm màng não mủ

  • Tiêm vacxin phòng bệnh.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các khoáng chất và vitamin. Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn.
  • Thời tiết thay đổi cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị viêm hô hấp trên hay bị viêm amidan, viêm họng mủ cần phải điều trị tích cực và đầy đủ dưới sự theo dõi của bác sĩ.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở, làm việc, nơi công cộng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng mắt bằng nước muối, các dung dịch sát khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là những người tiếp xúc với bệnh nhân.

Vacxin phòng bệnh viêm màng não mủ

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vacxin phòng ngừa viêm màng não mủ. Đó là vacxin phòng viêm não do HIB và vacxin phòng viêm màng não do não mô cầu. Và chưa có thuốc phòng ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ khác.

  • Đối với viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra, các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm khuyến cáo, biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vacxin ngừa viêm màng não mủ (Hib) cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Vacxin này có thể tiêm cùng lúc với nhiều vacxin khác như ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt. Trẻ em nên bắt đầu tiêm phòng bệnh Hib 3 mũi: Lúc 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng. Sau đó nhắc lại mũi thứ tư lúc trẻ 18 - 24 tháng. Nếu trong thời gian trên trẻ chưa được chủng ngừa Hib, các bậc phụ huynh có thể đưa con đến bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn vì thời gian phòng ngừa và số mũi tiêm có thể thay đổi theo từng lứa tuổi.
  • Đối với viêm màng não mủ do não mô cầu lại cần phải tiêm 2 loại vacxin để phòng bệnh là AC và BC.
vicare.vn-benh-viem-mang-nao-mu-co-lay-khong-body-

Vacxin AC chỉ định tiêm cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên và người lớn. Mũi tiêm thứ 2 cách mũi đầu là 3 năm. Mỗi liều tiêm 0,5 ml/lần

Loại vacxin BC chỉ định tiêm cho trẻ 3 tháng tuổi trở lên. Mũi thứ 2 cách mũi đầu là 2 tháng, mỗi liều tiêm 0,5 ml/lần.

Vậy là, bài viết trên đây cho bạn đọc biết rằng bệnh viêm màng não mủ hoàn toàn có thể bị lây lan qua đường hô hấp và xác suất tử vong, biến chứng nguy hiểm của bệnh là rất cao. Trên hết, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy tiêm phòng vacxin đầy đủ, giữ môi trường sống xung quanh mình thật sạch sẽ, và nếu thấy dấu hiệu bất thường nào nên đi khám và điều trị ngay.

Xem thêm:

  • Cẩm nang từ A đến Z về bệnh viêm màng não mủ
  • Lịch tiêm phòng viêm màng não mủ mới nhất cho trẻ em
  • Viêm màng não mủ có nguy hiểm không?