Bệnh viêm lưỡi ở người lớn có nguy hiểm không?

Tạo hóa kỳ diệu đã ban tặng cho con người 5 giác quan, trong đó vị giác là giác quan giúp con người cảm nhận mùi vị cuộc sống ở thức ăn, nước uống. Và lưỡi chính là công cụ thực hiện nhiệm vụ của vị giác. Nhưng khi lưỡi có vấn đề như bị viêm thì ảnh hưởng đến vị giác. Trong đó, bệnh viêm lưỡi ở người lớn tác động xấu đến sức khỏe con người nói chung và vị giác nói riêng.

Bệnh viêm lưỡi ở người lớn có nguy hiểm không? Bệnh viêm lưỡi ở người lớn có nguy hiểm không?

Lưỡi như thế nào là khỏe mạnh?

  • Lưỡi nằm bên trong miệng và phía trước hầu, có nhiều cơ và được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi. Chức năng chính của lưỡi là nhai, nếm, nuốt và nói.
  • Lưỡi có bề mặt trên sần nhám từng hạt gọi là gai lưỡi giúp lưỡi cảm nhận được vị giác. Cuống lợi có các thớ tế bào giống như sợi tóc, chóp lưỡi tập trung nhiều tế bào thần kinh nên đảm nhiệm chức năng quan trọng là vị giác. Mỗi vị được phân công cảm nhận tại các vị trí khác nhau. Cụ thể, vị mặn và ngọt được cảm nhận ở phần đầu lưỡi, hai bên cạnh lưỡi cảm nhận vị chua, phần cuối lưỡi cảm nhận vị đắng.
  • Lưỡi khỏe mạnh có màu hồng tự nhiên và mịn.

Triệu chứng bệnh viêm lưỡi ở người lớn

vicare.vn-benh-viem-luoi-o-nguoi-lon-co-nguy-hiem-khong-body-1

Bệnh có những triệu chứng khác nhau như:

  • Viêm lưỡi có biểu hiện thành từng mảng, làm trụi đi các gai lưỡi.
  • Có thể thấy viền đỏ hoặc trắng, hình vằn vèo
  • Khởi đầu chỉ viêm 1 vết nhỏ, màu trắng xám hơi gờ cao ở đầu lưỡi hoặc rìa lưỡi. Sau đó lan rộng, có màu đỏ, làm trụi gai lưỡi, hình viêm lưỡi thay đổi từng ngày rõ ràng, không đau nhưng tiến triển dai dẳng.

Viêm lưỡi ở người lớn có nguy hiểm không?

Bệnh viêm lưỡi ở người lớn không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng bệnh có thay đổi về hình dạng, kích thước, vị trí theo từng ngày từng giờ khiến người bệnh khó chịu.

Bệnh chưa xác định được nguyên nhân nhưng bệnh sử gia đình, bệnh tiểu đường, căng thẳng, dị ứng,.. là một số lý do. Bệnh có thể tự khỏi sau 1 thời gian hoặc có thể thoa thuốc sát khuẩn thông thường.

Trị viêm lưỡi bằng nguyên liệu tự nhiên

vicare.vn-benh-viem-luoi-o-nguoi-lon-co-nguy-hiem-khong-body-2
  • Rau ngót: Lấy lá rau ngót rửa sạch, đem giã lấy nước cốt đặc. Dùng gạc rơ lưỡi thấm nước cốt rau ngót để đánh lưỡi ngày 2 lần. Như vậy, vết viêm lưỡi mau lành, không lan rộng và tái phát chậm.
  • Lá nhọ nồi kết hợp mật ong: Lấy lá nhọ nồi rửa sạch, giã lấy nước và hòa với 1ml mật ong. Dùng gạc rơ lưỡi bôi vào vùng lưỡi, vòm họng và lợi 2-3 lần/ngày.
  • Rễ cây cải thìa: Lấy rễ cây cải thìa rửa sạch, thái lát, sao vàng và tán thành bột mịn. Lấy bột bôi vào lưỡi 2-3 lần/ngày.
  • Trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc có tác dụng làm sạch khoang miệng, bổ sung cho cơ thể lượng nước cần thiết, giảm tình trạng viêm lưỡi mà bạn gặp phải.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm lưỡi

Việc phòng bệnh viêm lưỡi ở người lớn là hết sức cần thiết, do đó, bạn cần thực hiện theo các cách sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, có thể sử dụng nước muối súc miệng
  • Không tự ý dùng thuốc
  • Ăn uống đủ chất
  • Tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám khi thấy vết loét lâu ngày không khỏi.
  • Khi bị nhiễm vi trùng, nấm thì có thể sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tránh chất kích thích như bia rượu, đồ ăn cay nóng làm ảnh hưởng đến lưỡi

Xem thêm:

  • Bệnh viêm lưỡi có những biểu hiện như thế nào?
  • 3 lý do không nên quan hệ tình dục bằng miệng