Bệnh viêm khớp háng có chữa được không?

Bệnh viêm khớp háng là căn bệnh xương khớp khá nguy hiểm. Nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động đi lại và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu để bệnh tiến triển có khả năng khiến người bệnh tàn phế suốt đời. Vậy bệnh viêm khớp háng có chữa được không?

Bệnh viêm khớp háng có chữa được không? Bệnh viêm khớp háng có chữa được không?

Bệnh viêm khớp háng là căn bệnh xương khớp khá nguy hiểm. Nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động đi lại và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu để bệnh tiến triển có khả năng khiến người bệnh tàn phế suốt đời. Vậy bệnh viêm khớp háng có chữa được không?

1. Bệnh viêm khớp háng là gì?

Viêm khớp háng là tình trạng viêm khớp xương vùng háng gây ra những cơn đau không báo trước ở vùng háng, các khớp đùi, phần thắt lưng mông. Bệnh do sự lão hóa và tổn thương sụn khớp gây ra. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống mà nó còn còn gây ra rất nhiều những khó khăn trong việc đi lại, vận động và làm việc. Càng vận động càng đau, do đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở những người trung niên đến cao tuổi và một phần nhỏ ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ cao hơn đàn ông gấp 8 lần.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp háng?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng, phổ biến gồm:

  • Thoái hóa khớp háng: Quá trình lão hóa là điều không thể tránh khỏi khi bước sang độ tuổi trung niên. Nếu không biết chăm sóc sức khỏe xương khớp thì việc xuất hiện các bệnh lý xương khớp là chuyện sớm muộn. Trong đó thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến thường phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Đây là hậu quả của quá trình mòn khớp, gặp nhiều ở người lớn tuổi. Thường xuất hiện dấu hiệu ở một bên khớp tại một thời điểm. Bệnh tiến triển khiến lớp sụn khớp mất dần, khe khớp hẹp lại và xuất hiện nhiều gai xương. Biểu hiện trên lâm sàng thường thấy là đau khớp háng, hạn chế biên độ vận động của háng (cứng khớp háng).
  • Viêm khớp dạng thấp: Là một chứng bệnh viêm khớp phổ biến, nó xuất hiện và gây viêm khớp kháng. Tuy nhiên, không giống thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều khớp tại một thời điểm. Biểu hiện trên lâm sàng có thể thấy là nhiều khớp sưng, đau và cứng khớp tại cùng một thời điểm. Khớp bị biến dạng khi bệnh tiến triển nặng dần.
  • Thoái hóa khớp sau chấn thương: Khớp háng thường dễ bị tổn thương do lao động quá sức, mang vác vật nặng với tần suất lớn, tập luyện thể thao quá sức hay gặp tai nạn bất ngờ... Dẫn đến bề mặt khớp bị tổn thương do lực.
  • Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch): Do nguyên nhân nào đó như trật khớp háng, gãy cổ xương đùi hoặc tự phát... làm tổn thương mạch máu nuôi chỏm xương đùi. Dẫn đến phần chỏm xương đùi không có máu đến nuôi gây nên hoại tử. Trên lâm sàng có dấu hiệu đau và hạn chế vận động háng. Trên phim Xquang, sẽ thấy chỏm xương đùi biến dạng, khe khớp hẹp.
  • Thừa cân hay mắc bệnh béo phì: Khi trọng lượng cơ thể tăng cao thì sẽ làm tăng áp lực cũng như sức ép lên xương khớp, về lâu dài dễ làm cho khớp bị tổn thương gây viêm, vị trí dễ bị viêm nhất chính là khớp háng.
  • Bệnh lý khớp háng ở trẻ em: Một số trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có vấn đề về khớp háng. Mặc dù đã được điều trị đúng đắn, song khớp háng có vấn đề vẫn có thể tiến triển thành viêm, thoái hóa khớp khi trưởng thành. Các bệnh thường gặp ở trẻ em có thể gây ra bệnh lý khớp háng như loạn sản khớp, bệnh Perthes, bong sụn tiếp đầu trên xương đùi...
vicare.vn-benh-viem-khop-hang-co-chua-duoc-khong-body-1

3. Bệnh viêm khớp háng có chữa được không?

Có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp háng như:

3. 1 Điều trị không phẫu thuật - Phương pháp bảo tồn


Có nhiều phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể kể đến:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Để thực hiện, người bệnh cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà có thể khiến tổn thương khớp háng tăng thêm như: không đi bộ đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang, hạn chế hoặc dừng chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như chơi tennis, cầu lông...
  • Giảm cân và tập luyện: Với những người béo phì, cân nặng giảm sẽ giúp giảm lực tải tác động lên khớp háng, phần nào giúp người bệnh giảm đau và giảm mức độ tiến triển của bệnh. Việc thực hiện một chương trình tập luyện phục hồi chức năng thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cân, duy trì biên độ vận động của khớp, tránh cứng khớp.
  • Thuốc: Một số thuốc kháng viêm không steroid (tác dụng giảm đau ngoại vi và không gây nghiện) có tác dụng kháng viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac... được sử dụng để giúp người bệnh kiểm soát cơn đau. Những thuốc này có thể sử dụng liên tục trong một thời gian hoặc chỉ sử dụng khi đau, bạn nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. Trong quá trình uống thuốc cần để ý đến một số tác dụng phụ của thuốc như nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày... Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu trên.

3.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn trên đây không cải thiện được tình trạng bệnh, bệnh tiến triển ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp là những chỉ định phẫu thuật phổ biến, dựa trên mức độ tổn thương, tuổi người bệnh... Phương pháp này thường được lựa chọn khi người bệnh bị viêm khớp háng ở giai đoạn nặng, không thể thực hiện các cử động khớp háng. Chụp chiếu cho thấy phần sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng.

4. Các biện pháp giúp phòng tránh bệnh viêm khớp háng

Ngăn chặn và điều trị triệt để những chấn thương: Những chấn thương xảy ra tại vùng khớp háng, điển hình như bong phần sụn viền, giãn dây chằng... có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng. Do đó mọi người cần cẩn trọng khi làm việc hoặc vận động ở những tư thế khó đồng thời điều trị triệt để ngay từ đầu với những chấn thương tại vùng khớp háng.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống khoa học là cách phòng bệnh viêm khớp tốt nhất và hiệu nghiệm nhất. Ăn uống khoa học, đủ chất vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp xương khớp trở nên chắc khỏe và ngăn ngừa các bệnh xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp háng nói riêng.
  • Uống đủ nước: Nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Vì nước chính là thành phần chính quan trọng nhất của sụn và đầu xương, nước cũng giúp cho khớp cử động được trơn tru và dễ dàng hơn.
vicare.vn-benh-viem-khop-hang-co-chua-duoc-khong-body-2
  • Tập luyện thể dục - thể thao đều đặn: Tập luyện hằng ngày sẽ giúp hệ cơ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai hơn, giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm về xương khớp, tiểu đường, tim mạch...

Bệnh viêm khớp háng khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng không nhỏ. Bệnh viêm khớp háng có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Cộng thêm việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện của người bệnh trong quá trình điều trị.

Xem thêm:

  • Làm gì để khỏi bệnh viêm khớp háng?
  • Phương pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
  • Viêm khớp háng dễ gây đau đớn, có thể phòng ngừa sớm