Bệnh viêm đường hô hấp trên có tự khỏi không?

Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp vào mùa đông, dễ tái phát và lập lại. Đối với người có sức đề kháng tốt, bệnh thường sẽ tự khỏi. Mặc dù vậy, viêm đường hô hấp trên gây ra cảm giác khó chịu và làm giảm năng suất làm việc của người lao động và học sinh. Cùng Vicare tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh.

Bệnh viêm đường hô hấp trên có tự khỏi không? Bệnh viêm đường hô hấp trên có tự khỏi không?

Viêm đường hô hấp trên

Là sự nhiễm trùng cấp tính các cơ quan thuộc đường hô hấp trên gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Bệnh xảy ra theo mùa, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải.

Chức năng của hệ hô hấp trên: chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm và sưởi ấm không khí, sau đó lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Đường hô hấp trên là vị trí tiếp xúc trực tiếp với không khí môi trường và gánh hết các yếu tố gây hại từ môi trường như bụi, khí lạnh, nóng, hơi độc, virus,.. Điều đó giải thích tại sao gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp so với các bệnh hô hấp khác.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Đa phần là do virus: một số loại virus điển hình như: virus Rhino, Á cúm Parainfluenza, Corona, virus hô hấp hợp bào RSV, Adeno,... Virus khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân đôi và phá huỷ tế bào, cuối cùng là lây lan sang khắp các tế bào cạnh đó.

Cơ thể sẽ tự bảo vệ bằng cách tiết kháng thể IgA sẵn có và hoạt hóa bạch cầu. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi trong 2 tuần khi các tế bào niêm mạc mới phát triển thay thế tế bào bị phá hủy bởi virus.

Tuy nhiên với người có thể trạng kém, hệ thống miễn dịch hoạt động không hiệu quả, virus từ đường hô hấp sẽ nhân đôi và lây lan đến đường hô hấp dưới, vào máu và gây nhiều bệnh khác.

  • Vi khuẩn cũng thường gặp trong bệnh viêm đường hô hấp trên: thường thấy là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, Haemophilus influenzae, phế cầu khuẩn... Bệnh thường khởi phát từ việc nhiễm một loại virus trước đó. Nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A – vi khuẩn gây biến chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ từ một bệnh viêm họng thông thường.
  • Dị ứng thời tiết, phấn hoa, khói bụi nhà máy phương tiện giao thông, thuốc lá... cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên
vicare.vn-viem-duong-ho-hap-tren-va-nhung-dieu-can-biet-body-1

Triệu chứng viêm đường hô hấp trên biểu hiện như thế nào?

  • Bệnh nhân bị đường hô hấp trên sẽ gặp triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp khác như viêm mũi, họng hay viêm xoang và thanh quản... Những biểu hiện lâm sàng thường thấy gồm: sốt cao, hắt hơi, chảy mũi, sổ mũi, ngạt, tắc mũi, vùng cổ họng đau rát, chảy mũi ho, có khi virus gây bệnh nằm ở thanh quản, người bệnh sẽ khàn giọng, lạc giọng, mất tiếng do viêm nhiễm phù nề dây thanh âm
  • Cảm giác uể oải toàn thân và đau đầu, kém tập trung.
  • Do đặc điểm là thời gian ủ bệnh ngắn, biểu hiện bệnh nhanh và ồ ạt, vì thế nên cơn sốt trong viêm đường hô hấp trên sẽ là sốt cao từng cơn, thân nhiệt lên đến 39 độ kèm theo hắt hơi nhiều lần trong ngày, sổ mũi có dịch mũi nhiều, trong, loãng, nhưng không hôi không mủ.

Bệnh viêm đường hô hấp trên nguy hiểm như thế nào?

Viêm đường hô hấp trên phần lớn là tự khỏi được, triệu chứng bắt đầu giảm sau 5-6 ngày và khỏi bệnh sau 2 tuần. Trung bình trong 1 năm người trưởng thành có thể mắc bệnh này từ 2 - 4 lần, con số này ở trẻ em là 10 lần. Do đó cần điều trị kịp thời tránh tình trạng tái đi tái lại của bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Cần lưu ý với đối tượng đặc biệt mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, người già và người bị suy giảm miễn dịch dễ gây biến chứng nghiêm trọng.

Hiện tượng người bệnh đồng nhiễm cả viêm đường hô hấp dưới và trên là thường gặp nhất. Ở trẻ em bệnh có thể biến chứng viêm phổi.

Viêm đường hô hấp trên thể do virus có thể theo máu mà lây lan khắp cơ thể gây bệnh khác như viêm não, viêm cầu thận, viêm cơ tim, thấp khớp cấp.

Bệnh có 3 dạng hình thái chính là: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, các biến chứng theo từng hình thái như:

  • Viêm mũi: khi có kháng nguyên xâm nhập, mũi sẽ sinh ra niêm dịch để cản trở kháng nguyên, sau vài ngày dịch mũi đặc nên gây ngạt mũi, khó thở mà nguy hiểm nhất là dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ. Tinh thần giảm sút, sóng điện não xáo trộn dẫn đến suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ.
  • Viêm xoang: biến chứng của viêm xoang thường là: sốt cao, thị lực giảm, đau đầu, nhiễm trùng ổ mắt, viêm não,...
  • Viêm họng: người bệnh chủ quan thường dẫn tới các biến chứng như: áp xe họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm hạch bạch huyết, viêm phổi, nhiễm trùng huyết.

Phòng tránh và điều trị

vicare.vn-viem-duong-ho-hap-tren-va-nhung-dieu-can-biet-body-2
  • Vì bệnh do virus gây nên, nên việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là điều cần thiết.
  • Rửa tay sạch trước khi ăn, giữ đôi bàn tay sạch sẽ để loại trừ việc virus xâm nhập vào cơ thể
  • Đeo khẩu trang để giảm nhiều yếu tố có hại cho đường hô hấp trên như bụi, khí độc, hơi nóng, hơi lạnh
  • Giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ khi ngủ.

Các thuốc điều trị chủ yếu được sử dụng là thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm NSAID mục đích là ngăn sốt quá cao dẫn đến tai biến co giật. Thuốc kháng histamin làm giảm việc phóng thích chất trung gian hóa học gây viêm. Bệnh do virus gây ra nên đến nay mặc dù có nhiều phương pháp trị bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là trị triệu chứng chứ không hết căn nguyên.

Xem thêm:

  • Bài thuốc dân gian chữa viêm đường hô hấp trên
  • Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả