Bệnh viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì?

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới hiện nay. Bệnh có liên quan đến những chất mà bệnh nhân đã và đang tiếp xúc, đi cùng với đó là những hệ lụy xấu đến cơ thể người. Thắc mắc bệnh viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì đang là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất từ độc giả của HoiBenh. Mời bạn đọc cùng tham khảo cách chữa trị căn bệnh này qua thông tin dưới đây.

Bệnh viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì? Bệnh viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì?

1. Một vài thông tin chung về bệnh viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc hay còn gọi là bệnh chàm tiếp xúc, là căn bệnh liên quan mật thiết đến những chất mà bệnh nhân đã tiếp xúc. Triệu chứng chung của bệnh là ngứa, đỏ rát, mụn nước, và có thể là lở loét, hoại tử ở trên bề mặt da của cơ thể.

Bệnh được chia làm 2 nhóm là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng viêm do tiếp xúc với chất có tính axit, bazo mạnh, sơn hoặc những loại dung môi như aceton, nhựa thông, dung môi tẩy rửa và chất nhũ hóa,... gây ra phản ứng thường giống như bị bỏng ở người.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng dị ứng có sự tham gia phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể. Tác nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng chỉ ảnh hưởng đến một số người nào đó có cơ địa dị ứng với loại chất nhất định. Khi bị tổn thương, ngoài việc viêm da ở vùng tiếp xúc, vết dị ứng còn có thể lan ra những vùng da không tiếp xúc, nếu không chữa trị kịp thời.
vicare-benh-viem-da-tiep-xuc-boi-thuoc-gi-body-1

2. Bệnh viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì?

Mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào chất tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và đặc biệt là cơ địa của người bệnh. Tìm loại thuốc gì hữu dụng đang là ưu tiên số 1 đối với bệnh nhân ngay lúc này. Phía dưới đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì?” mà người bệnh thường quan tâm.

2.1 Thương tổn nặng, cấp tính và lan rộng

  • Thuốc chống viêm: Đầu tiên phải kể đến thuốc chống viêm và phù nề. Dùng Corticosteroide đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống, liều trung bình và giảm dần trong thời gian ngắn (2-3 tuần) và dùng Corticosteroide dạng gel tại chỗ hoặc bôi hồ nước cho đến khi thương tổn khô, giai đoạn sau khi thương tổn khô dịch mới bôi dạng Corticosteroide cream.
  • Thuốc chống ngứa: có thể dùng 1 hay 2 loại kháng histamin đường uống, thường kết hợp thế hệ 1 với thế hệ 2. Các thuốc kháng Histamin thế hệ 1 (chlorpheniramine, hydroxyzine...) gây buồn ngủ nên uống vào ban đêm và tránh dùng cho người lái xe, vận hành máy móc. Chlorpheniramine dùng được ở phụ nữ có thai. Thuốc thế hệ 2 (cetirrizin, levocetirizin...) ít gây buồn ngủ nên dùng được cả ban ngày và ban đêm.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu có nhiễm khuẩn hay nguy cơ nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh tại chỗ, uống hay tiêm trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
  • Dung dịch sát khuẩn: Đây là đáp án cho thắc mắc viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì, trong trường hợp tổn thương cấp tính lan rộng. Nếu tổn thương tiết dịch nhiều và nhiễm khuẩn thì tắm bằng dung dịch thuốc tím 1/10.000 để làm săn da và sát khuẩn da.
  • Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.
vicare-benh-viem-da-tiep-xuc-boi-thuoc-gi-body-2

2.2 Thương tổn vừa và nhẹ không cấp tính

Vậy trong trường hợp bệnh nhân viêm da tiếp xúc ở thể thương tổn vừa và nhẹ không cấp tính thì nên bôi thuốc gì? Trong trường hợp này, người bệnh có thể dùng Corticosteroide đường uống hoặc không tùy vào lâm sàng, kết hợp với Corticosteroide dạng kem hoặc mỡ bôi tại chỗ. Ngoài ra, có thể chống ngứa bằng kháng Histamin đường uống như trên và kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.

2.3 Thương tổn mạn tính

Với bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc thương tổn mãn tính, có thể chống ngứa bằng kháng histamin. Bôi thuốc mỡ Corticosteroide tác dụng trung bình kết hợp với salisic 5% bôi tại chỗ. Khi thương tổn khô thì nên dùng xen kẽ mỡ corticosteroid với một sản phẩm không chứa Corticosteroide có tác dụng làm mềm da để tránh tái phát như: ure E, AHA... Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.

vicare-benh-viem-da-tiep-xuc-boi-thuoc-gi-body-3

3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Ngoài thắc mắc vấn đề bệnh viêm da tiếp xúc bôi gì thuốc gì, thì việc tìm ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh này, hiện cũng là ưu tiên hàng đầu.

Đầu tiên, bạn cần tránh tiếp xúc với các chất mà bạn nghi ngờ là tác nhân gây viêm da. Trong trường hợp không thể tránh né được do tính chất công việc hay nghề nghiệp thì bạn cần áp dụng những biện pháp bảo hộ như mặc quần áo bảo hộ lao động, đeo găng tay dày và dài, mặt nạ, khẩu trang lọc không khí để ngăn ngừa cho các tác nhân gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với cơ thể.

Thêm vào đó, bạn có thể dùng kem bảo vệ, cũng là một biện pháp ngắn hạn để bảo vệ làn da của bạn. Những loại kem như wonder glove, dermaffin, dermashild có khả năng bảo vệ da bạn sau 4 giờ khi thoa kem.

Một số biện pháp khác đơn giản khi bạn làm nội trợ ở nhà đó là khi rửa bát, nấu ăn hay giặt quần áo, bạn cần chú ý khi cho tay vào nước nóng, xà phòng, nước rửa bát. Ngoài ra cũng cần chú ý với các loại rau cải, cà chua, đặc biệt là hành tây và mủ đu đủ sống – những loại thực phẩm có thể gây viêm da cho các bà nội trợ. Cùng với đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng bàn chải hoặc vải nilon để chà, cọ rửa da khi tắm rửa bởi khi chà mạnh lên bề mặt da rất dễ khiến da trở nên bị kích ứng.

Mặc dù đã có câu trả lời cho vấn đề bệnh viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì và những biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên nếu người bệnh cảm thấy không yên tâm, đừng ngần ngại mà đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị, tránh những thương tổn không đáng có cho bản thân.

Xem thêm:

  • Wikipedia về bệnh viêm da tiếp xúc
  • Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc có điều trị khỏi được không?