Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có tính di truyền không?
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một trong những bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp ở nước ta (chiếm 0,5% dân số). Bệnh gây đau đớn cho bệnh nhân và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy liệu Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có tính di truyền không?
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có tính di truyền không?
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một trong những bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp ở nước ta (chiếm 0,5% dân số). Bệnh gây đau đớn cho bệnh nhân và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy liệu bệnh viêm đa khớp dạng thấp có tính di truyền không?
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là bệnh gì?
Viêm đa khớp dạng thấp là căn bệnh gây ra tình trạng viêm ở nhiều khớp đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Bệnh có diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng các khớp.
Các biểu hiện của bệnh khá đặc trưng như sưng, đau khớp, cứng khớp. Ngoài ra bệnh nhân có thể có biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi.
Đặc biệt, bệnh có tính đối xứng, chỉ cần 1 bên khớp bị viêm đau thì bên còn lại cũng có biểu hiện tương tự.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh
- Hệ thống miễn dịch: 70% người mắc bệnh đều có khả năng miễn dịch kém.
- Giới tính: nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam ( chiếm 70-80%).
- Độ tuổi: người bệnh trên 40 tuổi chiếm 60%.
- Nhiễm khuẩn: nhiễm các loại vi khuẩn, virus như Epstein – Barr virus, Mycoplasma.....
- Môi trường: khí hậu lạnh ẩm kéo dài.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có tính di truyền không
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớp dạng thấp tuy vẫn chưa được nghiên cứu và phát hiện một cách đầy đủ. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu đã chỉ ra được rằng: Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có tính di truyền.
Ví dụ như nghiên cứu được trình bày tại hội di truyền học (Human genetics) năm 2014 chỉ ra rằng viêm khớp dạng thấp là một bệnh có tính di truyền mạnh mẽ. Nếu mẹ bạn mắc chứng viêm khớp dạng thấp thì bạn có nguy cơ bị bệnh cao hơn 50% so với bình thường.
Ngoài ra các nhà khoa học cũng chỉ ra được rằng có một số gen làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp:
- HLA: Gen này có nhiệm vụ và trách nhiệm giúp phân biệt giữa các protein của cơ thể với protein của sinh vật gây bệnh. Chính vì vậy, nếu 1 người có dấu hiệu di truyền gen này thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp cao gấp 5 lần so với người không có dấu hiệu này
- STAT4: Gen này giúp điều hòa và kích hoạt hệ miễn dịch.
- TRAF1 và C5: Góp phần gây viêm mãn tính.
- PTPN22: Gen này liên quan đến sự khởi phát của bệnh và thúc đẩy bệnh tiến triển nặng.
Như vậy có thể kết luận rằng Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có tính di truyền tuy nhiên bệnh khởi phát còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố khác nhau nữa. Do đó nếu gia đình có bố mẹ bị bệnh thì chúng ta nên phòng bệnh ngay từ đầu bằng cách: tăng cường tập luyện nâng cao sức đề kháng cơ thể, nâng cao thể lực giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Bổ sung một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giàu các loại vitamin và khoáng chất như vitamin D và canxi.
Xem thêm:
- Bệnh viêm đa khớp dạng thấp chữa ở đâu?
- Bệnh nhân viêm đa khớp nên ăn gì và kiêng gì
- 4 bài thuốc từ mật ong chữa viêm đa khớp cực hiệu quả