Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có di truyền không?

Tỷ lệ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp này ở nữ giới là cao hơn so với nam giới, bệnh ở giai đoạn toàn phát có thể gây biến dạng cổ tay. Có nhiều yếu tố gây viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có di truyền không?

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có di truyền không? Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có di truyền không?

Ở nước ta hằng năm có khoảng 700 - 750 ca mắc mới bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trên 1 triệu dân số mắc bệnh từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới là cao hơn so với nam giới, bệnh ở giai đoạn toàn phát có thể gây biến dạng cổ tay. Có nhiều yếu tố gây viêm đa khớp dạng thấp. Để tìm hiểu bệnh viêm đa khớp dạng thấp có di truyền hay không và cách phòng tránh bệnh như thế nào? Mọi người có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường xảy ra ở khớp bàn tay, bàn chân, có tác động đến các đầu xương dưới sụn, màng hoạt dịch và sụn khớp, hậu quả là gây nhức mỏi, đau buốt cho người bệnh. Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh nguy hiểm trong nhóm bệnh tự miễn, chỉ đứng sau lupus đỏ hệ thống

Ở giai đoạn toàn phát: Các khớp tay (hoặc chân) sưng tấy, nóng và đau đớn, gây hạn chế vận động cho bệnh nhân, cảm giác đau thường tăng nhiều về đêm và gần sáng, đau giảm khi vận động nhẹ. Hơn nữa bệnh nhân còn có dấu hiệu cứng khớp vào sáng sớm, phần mu bàn tay và lòng bàn tay bị sưng tấy, các ngón tay biến dạng hình thoi, cổ tay hình lưng lạc đà, xuất hiện hạt ở lớp da gần khớp khuỷu tay, xương chày.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có di truyền không?

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp được gọi xem là một bệnh tự miễn. Thông thường, hệ thống miễn dịch của giữ vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài, nhưng đối với bệnh viêm đa khớp dạng thấp, hệ miễn dịch tấn công nhằm vào các lớp màng của các khớp khỏe mạnh, gây ra tình trạng khớp bị viêm đau, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến các khớp lân cận khác.

Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào trong cơ thể vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo một số nhà nghiên cứu cho biết: Một số những nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp có thể là do di truyền bởi một số gen nhất định. Vậy bệnh viêm đa khớp dạng thấp có di truyền không? Về mặt lý thuyết, nếu như cha mẹ bị bệnh viêm khớp dạng thấp thì có thể truyền gen mắc bệnh qua cho con và nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở những đứa trẻ có cha mẹ mắc bệnh thường cao hơn những đứa trẻ khác

Yếu tố di truyền gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp chiếm từ 53 – 68%. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát các cặp song sinh và nhận thấy rằng các cặp song sinh có cùng gen thường có khả năng mắc bệnh ước chừng khoảng 15%, trong khi đối với những cặp song sinh có gen khác nhau, khả năng mắc bệnh thấp hơn chiếm khoảng 4%.

HoiBenh.vn-viem-da-khop-dang-thap-co-di-truyen-khong-body-2
Các cặp song sinh có cùng gen thường có khả năng mắc bệnh ước chừng khoảng 15%

Một số gen kích hoạt có thể gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp:

  • HLA: Những người có gen di truyền này thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp cao gấp 5 lần so với người không có. Gen HLA có nhiệm vụ giúp phân biệt giữa các protein của cơ thể với protein của sinh vật gây bệnh.
  • STAT4: Gen có vai trò điều hòa và kích hoạt hệ miễn dịch.
  • TRAF1 và C5: Gen góp phần gây viêm mãn tính.
  • PTPN22: Gen này liên quan đến sự khởi phát bệnh và thúc đẩy bệnh tiến triển nặng.

Tuy nhiên, những gen nêu trên chỉ làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp chứ không có nghĩa tất cả những bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp đều có những gen này và không phải bất cứ ai có những gen này cũng đều bị bệnh. Do đó, có thể nói bệnh viêm đa khớp dạng thấp phát triển có thể là do sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, các nội tiết tố cùng với các yếu tố kích thích bệnh tăng trưởng khác như:

  • Yếu tố cơ địa: Bệnh khởi phát liên quan đến giới tính và lứa tuổi
  • Yếu tố tác động bên ngoài: Nhiễm virus, dị ứng từ ngoài,
  • Yếu tố thuận lợi: Stress, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng...

Vì vậy, có thể kết luận rằng di truyền học làm tăng cơ hội phát triển chứng rối loạn miễn dịch – rối loạn miễn dịch dẫn đến viêm đa khớp dạng thấp.

HoiBenh.vn-viem-da-khop-dang-thap-co-di-truyen-khong-body-3
Một số gen kích hoạt có thể gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Cách phòng ngừa bệnh viêm đa khớp dạng thấp do di truyền

Để phòng bệnh khởi phát, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao bảo vệ hệ xương khớp, giúp xương dẻo dai, khỏe mạnh.
  • Đối với phụ nữ mang thai nên thường xuyên khám thai định kỳ, tiến hành các xét nghiệm cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ để tránh di truyền cho con. Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ, đề phòng trẻ sinh ra bị thiếu chất, nhất là canxi và vitamin D,....

Bài tập chữa viêm đa khớp dạng thấp

  • Bài tập đứng lên - ngồi xuống: Để tập khớp chân, người bệnh ngồi lên ghế, đặt hai tay lên thành ghế và bắt đầu thực hiện động tác đứng lên – ngồi xuống 10 lần, nghỉ 30s sau đó lại tiếp tục 5 lần/ngày.
  • Bài tập điều trị viêm đa khớp dạng thấp cuộn ngón tay: Đặt cẳng tay nằm trên mặt bàn, cuộn tay thành nắm đấm rồi lại duỗi thẳng ngón tay ra.
  • Bài tập khuỷu tay: Đặt 2 tay lên vai, nâng khuỷu tay lên trên từ từ sao cho khuỷu tay chạm với đầu rồi lại hạ xuống, lập lại động tác trong vòng 5 – 10 phút.

Xem thêm:

  • Đối phó với chứng đau chân của bệnh viêm khớp dạng thấp thế nào?
  • Bệnh viêm đa khớp dạng thấp chữa ở đâu?
  • Cách giảm đau nhanh nhất cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp