Bệnh viêm da cơ địa - Dễ gặp, khó điều trị, nhanh tái phát
Viêm da cơ địa hay bệnh chàm thể tạng là căn bệnh khá phổ biến. Tuy nó ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ngứa, mất thẩm mỹ, làm giảm chất lượng cuộc sống và đặc biệt là có thể gây ra một số biến chứng.
Bệnh viêm da cơ địa - Dễ gặp, khó điều trị, nhanh tái phát
Trong các bệnh về da, viêm da cơ địa hay bệnh chàm thể tạng là căn bệnh khá phổ biến. Tuy nó ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ngứa, phiền toái, mất thẩm mỹ, làm giảm chất lượng cuộc sống và đặc biệt là có thể gây ra một số biến chứng.
Những người nào dễ bị viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là khí hậu nóng ẩm như nước ta làm căn bệnh này dễ xuất hiện. Bất kỳ giới tính, độ tuổi nào cũng có thể mắc viêm da cơ địa nhưng trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất. Bệnh hay xuất hiện khi còn tuổi rất nhỏ, khó điều trị và rất dễ tái phát.
Viêm da cơ địa có thể gặp ở người mắc bệnh về gan, làm suy giảm gan dẫn đến gan không thực hiện được chức năng thải độc của nó.
Biểu hiện viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có thể biểu hiện ở dạng cấp tính, bán cấp hay mạn tính.
Dạng cấp tính
- Biểu hiện với các vùng da bị đỏ không rõ ranh giới, có mụn nước tiết dịch, các sẩn (có thể là đám sẩn, da phù nề, có dịch chảy, có vảy đóng.
- Khi gãi làm trầy xước, từ các vết thương này có thể bị nhiễm các tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn và nghiêm trọng hơn là bị bội nhiễm với sự xuất hiện của mủ, vảy tiết.
- Bất kỳ vùng da nào cũng có thể bị viêm trong viêm da cơ địa. Trường hợp trẻ nhỏ thì ở hai má và trán là các vùng da hay biểu hiện triệu chứng viêm, sau đó lan ra mặt và thường không bị xung quanh miệng.
- Các tổn thương thường gặp dan đầu là khô da, ngứa lập đi lập lại cung với ban đỏ, phù nhẹ, nổi mẩn, ngứa và mụn nước rồi bị loét, có dịch chảy, kết vảy, khi gãi nhiều có thể làm chảy máu.
- Mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân là các vùng da dễ gặp và khi nặng có thể lan ra tay, thân mình.
Bán cấp
Triệu chứng nhẹ nhàng hơn ở dạng bán cấp khi da không bị phù và không có tiết dịch.
Mạn tính
- Ở dạng mạn tính thì da bị dày, bị thâm, có ranh giới rõ ràng, liken hóa và các vết nứt sẽ gây đau. Trường hợp trẻ thì sẽ làm trẻ ít ngủ, khóc nhiều, ăn kém.
- Ngoài ra, viêm kết mạc mắt, viêm mũi dị ứng, viêm ngứa họng, hen suyễn có thể người bệnh sẽ gặp phải.
Viêm da cơ địa có lây không? Nguyên nhân gây bệnh?
- Viêm da cơ địa là một bệnh không lây lan. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng nhưng các nghiên cứu lâm sàng cho thấy viêm da cơ địa có liên quan đến yếu tố di truyền
- Những đứa trẻ có mẹ hoặc bố bị viêm da cơ địa thì có 60% khả năng mắc bệnh và con số này lên đến 80% ở những trẻ có cả bố và mẹ bị bệnh.
Ngoài ra, mỹ phẩm, lông chó mèo, phấn hoa,... và cả thực phẩm (hay còn gọi là dị nguyên) có thể làm bệnh khởi phát hoặc trầm trọng hơn.
Biến chứng của viêm da cơ địa
Tuy biến chứng của viêm da do cơ địa không gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị hoặc điều trị không kịp thời và đúng cách sẽ làm bệnh dễ tái phát, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ (do để lại những vết sẹo nghiêm trọng) và tổn thương da về sau.
- Ngứa do viêm da cơ địa có thể âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội. Sẽ càng gãi nhiều khi ngứa, càng gãi lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn, vì điều đó mà da ngày một bị dày lên và bệnh nặng hơn, nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến mưng mủ, lở loét da có thể xảy ra, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
- Với trẻ nhỏ, ngứa làm trẻ hay quấy khóc, ngủ kém, ăn kém, còn với người lớn, trẻ lớn thì học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng.
- Bên cạnh đó, nếu không được điều trị bệnh dần dần nặng hơn, dẫn đến vùng da bệnh bị chảy dịch, phù nề, đóng vảy tiết. Gãi tạo nên các vết xước có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn gây khó khăn cho việc điều trị và có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Hậu quả của nhiễm trùng da do gãy là để lại sẹo sau khi đã điều trị hết bội nhiễm làm mất thẩm mỹ, đặc biệt là khi bệnh biểu hiện ở vùng mặt.
- Khi viêm nhiễm xuất hiện ở mắt, mặt, dây thần kinh sẽ rất nguy hiểm. Phụ nữ mang thai bị bệnh có thể ảnh hưởng xấu cho thai , ngoài ra việc dùng thuốc cho phụ nữ mang thai khá khó khăn.
- Trên người có cơ địa dị ứng, bệnh ngoài việc hay tái phát còn có khả năng làm xuất hiện một số bệnh khác như hen, viêm mũi dị ứng...
Làm sao phòng, điều trị viêm da cơ địa?
- Cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như mỹ phẩm kém chất lượng, không nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ,lông chó, mèo, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua,...
- Mỗi khi giao mùa, bệnh có thể xuất hiện hay tái phát, khi nhận thấy các dấu hiện của bệnh thì không nên tự mua thuốc điều trị sẽ làm cho bệnh nặng hơn, nghiêm trọng hơn là có thể xảy ra biến chứng. Lúc này cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị
- Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Nên tắm nước ấm nếu đã mắc bệnh. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách uống đủ nước và dinh dưỡng đủ chất để hàng ngày.
- Các dạng steroids dùng ngoài như triamcinolone, betamethasone,... chất điều hòa miễn dịch như omalizumab,... chất làm ẩm da như Petrolatum, aquaphor,... được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa.
Xem thêm:
- Có chữa được viêm da cơ địa hay không?
- Đối phó với bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh