Bệnh viêm chân răng ở trẻ em điều trị ra sao?

Bệnh viêm chân răng ở trẻ em là một bệnh răng miệng phổ biến, thường được điều trị tại chỗ bằng dung dịch vệ sinh răng miệng, kết hợp với uống thuốc kháng sinh, bổ sung vitamin C, vitamin PP. Ngoài ra, phương pháp lấy cao răng cũng thường được áp dụng, có hiệu quả giải quyết 85% tình trạng bệnh.

Bệnh viêm chân răng ở trẻ em điều trị ra sao? Bệnh viêm chân răng ở trẻ em điều trị ra sao?

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm chân răng

Bệnh viêm chân răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng trẻ em là đối tượng điển hình nhất của căn bệnh này. Dưới đây là những nguyên nhân gây nên bệnh viêm chân răng ở trẻ em:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không sạch sẽ: Với trẻ em, kỹ năng vệ sinh và bảo vệ răng miệng còn hạn chế nên thường dẫn tới thức ăn, thức uống bám trên bề mặt răng, chân răng. Lâu ngày, chúng sẽ trở thành những mảng bám có chứa các vi khuẩn gây bệnh, bám chặt vào răng và gây nên tình trạng viêm chân răng, chảy máu chân răng, sâu răng, hôi miệng,..
  • Thói quen ăn uống: Với nhiều trẻ nhỏ, đồ ngọt, đồ chiên rán, nước ngọt, nước có ga là những đồ ăn, thức uống được ưa thích hàng đầu. Chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây kích ứng ở nướu và chân răng gây nên sâu răng, mòn răng, viêm chân răng.
  • Những nguyên nhân khác: Trẻ bị viêm chân răng còn bắt nguồn từ những yếu tố khác bao gồm thiếu chất (thường là thiếu canxi, magie, vitamin PP, vitamin C,..), suy dinh dưỡng, sử dụng thuốc không đúng cách,...

Biểu hiện bệnh viêm chân răng ở trẻ em

vicare.vn-benh-viem-chan-rang-o-tre-em-dieu-tri-ra-sao-body-1
Trẻ đau nhức răng

Có thể nói, bệnh răng lợi là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, trong đó có bệnh viêm chân răng. Khi bị bệnh này, trẻ thường có các biểu hiện:

  • Đau nhức: Trẻ thường bị đau nhức ở chân răng bị viêm, sau đó cơn đau lan dần sang khu vực xung quanh, khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú. Hậu quả là, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Lợi sưng đỏ, màu hồng hào của lợi sẽ không còn mà sẽ chuyển sang màu hồng trắng, thiếu sức sống.
  • Răng nhạy cảm hơn, thường bị buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, cay, chua.
  • Răng rất dễ bị chảy máu khi bị cọ xát, đánh răng. Lâu dần, trẻ sẽ sợ đánh răng và càng làm tình trạng tổn thương răng miệng nghiêm trọng hơn.
  • Viêm chân răng không được điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến tủy răng làm răng của trẻ yếu đi, lung lay, thậm chí là rụng răng sớm. Với một số trẻ, răng bị rụng trước thời điểm thay răng còn để lại hậu quả răng mọc lệch, mọc sai vị trí sau này.
  • Viêm chân răng có thể lây lan đến nướu răng, làm nướu răng bị viêm, xuất hiện các mủ, mụn, chọc vào sẽ thấy đau, túi mủ có thể bị vỡ ra.

Khắc phục viêm chân răng ở trẻ như thế nào?

vicare.vn-benh-viem-chan-rang-o-tre-em-dieu-tri-ra-sao-body-2
Lấy cao răng có thể giải quyết đến 85% tình trạng viêm chân răng ở trẻ em.

Trẻ nhỏ thường chưa làm chủ được việc bảo vệ răng miệng của mình, đặc biệt là khi bị viêm chân răng. Do vậy, một khi đã biết trẻ bị bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị sớm nhất chứ không nên điều trị ở nhà. Phương pháp điều trị bệnh viêm chân răng ở trẻ em thường được điều trị theo 2 hướng:

  • Điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn kết hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh, vitamin PP và vitamin C.
  • Lấy cao răng đối với những trẻ đã bước qua giai đoạn răng sữa. Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ các mảng bám có chứa vi khuẩn gây bệnh ra khỏi răng, phương pháp có thể giải quyết đến 85% tình trạng viêm chân răng ở trẻ em.

Hai phương pháp này có thể được điều trị kết hợp với nhau hoặc riêng lẻ, tùy theo tình trạng viêm chân răng và sự quyết định của bác sĩ.

Ngoài ra, trong suốt thời gian điều trị, bố mẹ cần hướng dẫn con vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ, dùng bàn chải mềm để đánh răng, sử dụng kem đánh răng riêng dành cho trẻ em. Đồng thời, bố mẹ cũng nên tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho răng của con qua các loại trái cây, rau, của quả có chứa nhiều vitamin C, vitamin PP, thực phẩm giàu canxi và hạn chế cho con ăn thực phẩm nhiều đường, cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Xem thêm:

  • Viêm chân răng uống thuốc gì là tốt nhất?
  • Chảy máu chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
  • Sâu răng bị nổi hạch phải làm sao?