Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Những ngày gần đây, bệnh viện Bạch Mai vừa phát đi cảnh báo về căn bệnh Whitmore - một loại bệnh nguy hiểm với nhiều triệu chứng không được rõ ràng và gây tử vong nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. Vậy thực hư về căn bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì và có những cách nào để phòng ngừa căn bệnh này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì? Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Những ngày gần đây, bệnh viện Bạch Mai vừa phát đi cảnh báo về căn bệnh Whitmore - một loại bệnh nguy hiểm với nhiều triệu chứng không được rõ ràng và gây tử vong nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. Vậy thực hư về căn bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì và có những cách nào để phòng ngừa căn bệnh này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Trong những ngày gần đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai cho biết trong tháng 8 vừa qua, trung tâm đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ mắc căn bệnh Whitmore với bệnh cảnh vi khuẩn ăn ở cánh mũi. Nếu tiếp nhận chậm trễ người bệnh sẽ gặp nguy hiểm tính mạng. Riêng trong tháng 8 năm 2019 đã tiếp nhận 12 ca mắc bệnh và trong đó 4 ca đã tử vong.

Whitmore còn được gọi là bệnh melioidosis, đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn này có trong đất và bùn, lây nhiễm chủ yếu qua vùng da bị tổn thương khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất có chứa vi khuẩn này. Bệnh này có xu hướng gia tăng và phát triển mạnh vào mùa mưa từ tháng 7 đến 11 hằng năm. Căn bệnh này được phát hiện tại Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ ở một số tỉnh phía nam và được xếp vào những bệnh hiếm gặp.

vicare.vn-benh-vi-khuan-an-thit-nguoi-la-gi-body-1

Con đường lây nhiễm của bệnh Whitmore

Căn bệnh nguy hiểm này có thể lây qua một số con đường như:

  • Hít phải những hạt bụi có chứa vi khuẩn
  • Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn bị nhiễm khuẩn
  • Vi khuẩn có khả năng truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi mẹ mắc phải áp xe vú do vi khuẩn B. pseudomallei.
  • chó mèo hoặc động vật chết do nhiễm Whitmore nếu người ăn phải cũng có khả năng mắc bệnh.

Bệnh Whitmore gây nguy hiểm như thế nào?

  • Bệnh whitmore có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời với tỷ lệ tử vong từ 40- 60%. Trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần từ khi phát bệnh.
  • Đây là căn bệnh dễ dàng lây nhiễm bởi chỉ cần một vết xây xát nhỏ nhưng khi tiếp xúc với môi trường đất hoặc nước có chứa vi khuẩn gây bệnh thì nguy cơ mắc phải là rất cao. Sau đó bạn có thể gặp những biến chứng nặng nề hơn như nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi,...
  • Những người mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, phổi hoặc bệnh thận mãn tính cũng có nguy cơ mắc Whitmore cao hơn người bình thường.
  • Điều khó khăn khi chẩn đoán đó là bệnh này có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng và phức tạp, bệnh nhân có thể nhập viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như truyền nhiễm, hô hấp, cơ - xương - khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa... nên dẫn tới bác sĩ sẽ chẩn đoán nhầm sang những bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu... gây khó khăn trong điều trị và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu chẩn đoán sót bệnh.
vicare.vn-benh-vi-khuan-an-thit-nguoi-la-gi-body-2

Một số triệu chứng của Whitmore

Một số dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc phải Whitmore đó là:

  • Sốt cao
  • Viêm phổi
  • Có nhiều áp xe tại những vị trí khác nhau
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, các bệnh mạn tính liên quan đến thận phổi, người thường làm việc tiếp xúc với môi trường đất và người già cũng có nguy cơ mắc do hệ miễn dịch yếu.

Một số phương pháp phòng ngừa bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

  • Các bác sĩ khuyến cáo ở những người thường xuyên tiếp xúc làm việc với môi trường đất và nước cần có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Trong quá trường làm việc và đi lại bằng chân đất hoặc bằng tay không thì khả năng bị vi khuẩn tấn công là rất cao. Đặc biệt lưu ý khi người lao động đang có vết thương cần phải trang bị đồ bảo hộ kỹ càng trước khi làm việc để tránh tiếp xúc trực tiếp với đất.
  • Hiện nay căn bệnh này chưa có vắc xin dự phòng và cũng chưa có khuyến cáo gì về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó cần phải có những biện pháp phòng tránh hữu hiệu và không nên chủ quan.

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ với bệnh Whitmore, bệnh nhân cần hết sức cảnh giác và đến ngay cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán theo chỉ định của bác sĩ. Với người đã có tiền sử mắc bệnh này cần phải tái khám thường xuyên vì nguy cơ tái phát là rất cao, phải kiên trì điều trị vì thời gian khỏi bệnh cần đến 6 tháng giống như bệnh nhân bị lao.

Xem thêm:

  • Phân biệt bệnh do vi khuẩn hay virut gây ra
  • Khăn tắm: ‘Cái bẫy’ vi khuẩn ít người biết
  • 'Bạn thân' của con gái có thể là ổ đầy vi khuẩn