Bệnh vẩy nến có ăn được thịt gà không?

Bệnh nhân mắc các bệnh da liễu liên quan đến miễn dịch nói chung và bệnh vẩy nến nói riêng nên có chế độ ăn kiêng đúng cách để không làm bệnh nặng thêm. Vậy người bệnh vẩy nến có ăn được thịt gà không? Bệnh vảy nến cần kiêng những gì?

Bệnh vẩy nến có ăn được thịt gà không? Bệnh vẩy nến có ăn được thịt gà không?

Bệnh vẩy nến là bệnh lý da mạn tính, nguyên nhân bệnh có liên quan đến cơ địa di truyền và tính miễn dịch, thường gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Tìm hiểu về bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một bệnh lý về da, có tính chu kỳ và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Bệnh tiến triển từng đợt hoặc dai dẳng suốt đời, bệnh khó chữa nhưng tương đối lành tính, bệnh nhân áp dụng chế độ ăn uống hợp hợp lý có tác dụng giảm nhẹ các dấu hiệu bệnh.

Ngoài tác nhân miễn dịch, các yếu tố bên ngoài như: stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, khí hậu, môi trường, nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết,..cũng có thể sinh bệnh.

vicare.vn-benh-vay-nen-co-an-duoc-thit-ga-khong-body-1

Lợi ích của thịt gà

Thịt gà giàu là loại thực phẩm giàu protein và chất chất béo, canxi, photpho,..có giá trị dinh dưỡng khá cao. Có tác dụng bồi bổ khí huyết, cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động, giảm căng thẳng,...

Theo nhân gian, thường phối hợp thịt gà với nhiều vị thuốc trong tự nhiên như táo tàu, hoài sơn, hải sâm, nhãn nhục,...dùng như món ăn rất tốt cho người cao tuổi và suy nhược cơ thể.

Tác hại ít biết từ thịt gà

Bên cạnh lợi ích từ thịt gà, người ăn cũng cần thận trọng với một số tác hại không mong muốn như:

  • Ăn quá nhiều thịt gà sẽ tạo gánh nặng cho tiêu hóa: Những người có bệnh về đường tiêu hóa cần cẩn thật hơn khi dùng thịt gà. Thành phần protein và chất béo trong thịt cần một khoảng thời gian để chuyển hóa, vì thế việc tiêu hóa thịt gà cũng mất khá nhiều thời gian
  • Nguy cơ gây dị ứng nổi mề đay: Thịt gà không tốt cho các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Theo một nghiên cứu, trong 100g thịt gà có chứa đến 33g protein, ăn thịt gà quá nhiều dễ phát sinh phản ứng dị ứng với cơ thể, nổi mề đay mẩn ngứa,.
  • Béo phì: Thịt gà chứa nhiều dưỡng chất nên dễ gây béo phì nếu dùng quá nhiều, nguy cơ béo phì tăng cao nếu chế biến theo kiểu chiên rán nhiều dầu mỡ.

Vậy bệnh vẩy nến có ăn được thịt gà không?

Khi mắc bệnh vảy nến, da bắt đầu xuất hiện các nốt các mảng vảy bám, da khô nứt và sần sùi, bong tróc. Do đó việc ăn nhiều thịt gà và không đúng cách có thể gây mề đay mẩn ngứa, tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra, thịt gà có tính nóng nên dễ làm mưng mủ, sưng tấy viêm nhiễm các tổn thương trên da.

vicare.vn-benh-vay-nen-co-an-duoc-thit-ga-khong-body-2

Từ những lợi ích và tác hại mà thịt gà, trong nhiều trường hợp bác sĩ thường khuyên người bệnh nên hạn chế thịt gà trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên cũng tùy vào đối tượng mắc bệnh cụ thể cũng như cơ địa từng người mà cân nhắc người bệnh có được ăn thịt gà hay không. Bởi một số người cảm thấy bệnh trầm trọng hơn khi dùng thịt gà còn một số có thể không cảm thấy điều đó. Vì thế, khi bị bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chú ý quan sát các biểu hiện bất thường trên cơ thể, dùng thuốc điều trị để loại bỏ hoặc hạn chế được bệnh

Nếu người mắc bệnh vảy nến ăn thịt gà, thì lưu ý: hạn chế ăn da gà, nên ăn ở lượng vừa phải

Như vậy, thắc mắc bệnh vảy nến có được ăn thịt gà không đã được giải đáp. Câu trả lời: là hãy quan sát những thay đổi trên cơ thể sau khi dung nạp thực phẩm này. Các chuyên gia thì vẫn khuyên người mắc bệnh này nên hạn chế sử dụng thịt gà.

Một số điều cần phải lưu ý với người bệnh vẩy nến

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm,...có tính tẩy rửa mạnh vì có thể làm tăng triệu chứng bệnh. Khi cần thiết thì sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ hoặc dùng dầu tắm riêng biệt. thấm khô làn da sau khi tắm và thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên.
  • Người mắc bệnh vảy nến cần cẩn trọng khi sử dụng mỹ phẩm: nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc...
  • Phơi nắng khoảng 15 phút mỗi sáng sớm sẽ rất tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, không tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, không được tắm nước nóng lên vùng da thương tổn và tránh gãi, kỳ cọ, chà xát để vết thương không rộng thêm.
  • Bệnh vảy nến cần thận trọng với các loại thực phẩm như: các loại dễ gây dị ứng nhất là món đồ ăn nhiều protein và tanh: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, xúc xích,.. tránh đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá,...thức ăn có nhiều chất béo: đường, sữa, chocolate, đồ ngọt tổng hợp, mỡ, bơ,...

Xem thêm:

  • Bệnh vẩy nến có di truyền không?
  • Làm sao để chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến?
  • 5 công thức thiên nhiên giúp điều trị bệnh vẩy nến