Bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Theo một số liệu thống kê thì hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng ngày càng tăng. Khi mắc phải căn bệnh này thì một trong những lo lắng của người bệnh đó chính là ung thư vòm họng sống được bao lâu và tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng là bao nhiêu phần trăm...?

Bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu? Bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Theo một số liệu thống kê thì hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng ngày càng tăng. Khi mắc phải căn bệnh này thì một trong những lo lắng của người bệnh đó chính là ung thư vòm họng sống được bao lâu và tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng là bao nhiêu phần trăm...?

Những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp những thắc mắc liên quan đến bệnh ung thư vòm họng, hãy cùng tham khảo.

Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư ở con người khá phổ biến hiện nay khi các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng (phần cao nhất của họng, có hình vòm) xuất hiện khối u ác tính có chứa tế bào ung thư.

Ung thư vòm họng là căn bệnh rất nguy hiểm bởi nó diễn biến nhanh nhưng lại rất khó phát hiện các triệu chứng của bệnh khiến cho việc điều trị khó khăn và có thể dẫn tới tử vong nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn cuối, giai đoạn ung thư vòm họng di căn. Có đến 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện ra bệnh khi bệnh đang ở giai đoạn cuối, giai đoạn di căn khiến cho việc điều trị giành lại sự sống cho hiệu quả rất thấp.

vicare.vn-benh-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-body-1

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vòm họng

Bệnh ung thư vòm họng phát triển qua 4 giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: bắt đầu ở dây thanh âm, trong giai đoạn 1, khối u vòm họng rất nhỏ, kích thước dưới 2,5 cm. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ ràng.

Nhiều người vẫn thắc mắc ung thư vòm họng giai đoạn đầu có chữa được không? Câu trả lời là tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng giai đoạn này rất cao, có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị ngay lập tức. Bởi giai đoạn này khối u chưa lây lan đến các hạch bạch huyết.

  • Giai đoạn 2: Lúc này khối ung thư đã tăng lên 5 – 6cm. Giai đoạn này, khối ung thư chưa lây lan sang các hạch bạch huyết và vẫn còn trong họng (hoặc thanh quản) nên nếu được chữa trị kịp thời thì cơ hội phục hồi vẫn còn khá cao.
  • Giai đoạn 3: Ung thư vòm họng giai đoạn 3 thì khối u ung thư đã phát triển, kích thước của khối u tăng lên và bắt đầu lan tràn đến các khu vực xung quanh.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của ung thư vòm họng. Lúc này, khối u ung thư đã lan đến môi, miệng và lây lan đến các hạch bạch huyết làm phá hủy các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết có thể có khối u phát triển đến 6cm. Biểu hiện của giai đoạn cuối là ung thư vòm họng xâm lấn và ung thư vòm họng di căn.

Ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư vòm họng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh cũng như thể trạng và chế độ sinh hoạt, tâm lý của người bệnh.

Theo dữ liệu của từ AJCC năm 2010 thì tỉ lệ sống thêm 5 năm của người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ như sau:

  • Giai đoạn 1: Tỷ lệ sống thêm 5 năm là 72%
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này thì tỷ lệ còn có 64%
  • Giai đoạn 3: Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3 thì tỷ lệ giảm xuống còn 62%
  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ chỉ còn có 38%

Những người mắc ung thư vòm họng giai đoạn đầu có thời gian sống lâu hơn so với những người bị ung thư vòm họng giai đoạn 2, ung thư vòm họng giai đoạn 3, giai đoạn 4 và ung thư vòm họng di căn.

Bên cạnh đó thì thể trạng, tâm lý và chế độ sinh hoạt của người bệnh cũng ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh. Những người có thể trạng tốt, tâm lý lạc quan và chế độ sinh hoạt khoa học có thể sẽ có thời gian sống lâu hơn so với những người bệnh có thể trạng kém, tâm lý lo lắng và căng thẳng, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học. Vì vậy, có những trường hợp người bệnh ở giai đoạn đó nhưng chỉ sống được 6 tháng, người khác lại sống được 5-6 năm.

Vì vậy, điều quan trọng nhất là người bệnh nên lạc quan chữa bệnh và có chế độ sinh hoạt điều độ sẽ giúp sống lâu hơn.

vicare.vn-benh-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-body-2

Ung thư vòm họng có lây không?

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề ung thư vòm họng sống được bao lâu thì việc ung thư vòm họng có lây không cũng được khá nhiều người bệnh quan tâm.

Bệnh ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây trực tiếp từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục bằng đường miệng với người nhiễm vi rút HPV thì có thể lây nhiễm virut HPV – một loại virut gây bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng.

Như vậy có thể nói rằng, bệnh ung thư vòm họng không lây truyền trực tiếp mà chỉ có thể lây gián tiếp thông qua sự lây nhiễm của virus HPV.

Ung thư vòm họng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh ung thư vòm họng nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, hiệu quả sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cuộc sống, sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Những triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng khiến người bệnh cảm thấy phiền toái, khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cũng như sức khỏe người bệnh. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh là không chữa được và thậm chí có thể gây tử vong.

Vì vậy, khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh ung thư vòm họng thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tầm soát và có biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả.

Ung thư vòm họng nên ăn gì?

Đối với chế độ ăn uống thì người bị ung thư vòm họng nên bổ sung một số thực phẩm sau:

  • Nước ép hoa quả như nước ép dâu, nước ép táo hay nước ép cà rốt, nước ép kiwi hoặc nước ép lê... chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh và không ảnh hưởng đến vùng họng tổn thương như các loại đồ ăn khô cứng.
  • Rau củ tươi như rau chân vịt, mướp đắng... có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, phòng tránh viêm nhiễm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt.
  • Thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng, sữa... giúp nâng cao thể trạng cho bệnh nhân và đảm bảo sức khỏe tốt để thực hiện các phương pháp điều trị.
vicare.vn-benh-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-body-3

Ngoài những loại thực phẩm nên ăn thì người bị ung thư vòm họng cũng cần tránh thực phẩm cay nóng, thực phẩm chua, thịt đỏ, thực phẩm có hàm lượng muối hoặc hàm lượng đường cao, các chất kích thích, đồ uống có cồn...

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh ung thư vòm họng và hy vọng qua những thông tin này có thể giúp người bệnh biết được thời gian ung thư vòm họng sống được bao lâu, từ đó có biện pháp phù hợp để kéo dài thời gian sống khi không may mắc phải căn bệnh này.

Xem thêm:

  • Tưởng cảm cúm hóa ra ung thư vòm họng
  • Ung thư vòm họng: Dấu hiệu cảnh báo, cách phòng ngừa và điều trị
  • Chi phí xạ trị ung thư vòm họng