Bệnh tự kỷ ở trẻ: Cha mẹ không thể làm ngơ

Bệnh tự kỷ còn hay gọi là bệnh rối loạn phát triển ở trẻ em, thường xuất hiện những năm đầu đời của con trẻ. Bệnh khiến cho trẻ chậm phát triển hơn những trẻ khác, không có giao tiếp, tương tác xã hội. Do vậy sự phát triển mọi mặt về tâm lý, xã hội của trẻ đều hạn chế. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin về căn bệnh này.

Bệnh tự kỷ ở trẻ: Cha mẹ không thể làm ngơ Bệnh tự kỷ ở trẻ: Cha mẹ không thể làm ngơ

Bệnh tự kỷ ở trẻ còn hay gọi là bệnh rối loạn phát triển ở trẻ em, thường xuất hiện những năm đầu đời của con trẻ. Bệnh khiến cho trẻ chậm phát triển hơn những trẻ khác, không có giao tiếp, tương tác xã hội. Do vậy sự phát triển mọi mặt về tâm lý, xã hội của trẻ đều hạn chế. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin về căn bệnh này.

Lịch sử tên gọi

Trước thập niên 40 của thế kỷ XX, thuật ngữ “tự kỷ” không có trong y học, nhưng đến năm 1943, một nhà tâm thần học người Áo tên Leo Kanner đã thống kê một nhóm 11 đứa trẻ với các dấu hiệu phát triển không bình thường, được mô tả như sau: thiếu khả năng tương tác xã hội và phát triển ngôn ngữ, hành vi lặp đi lặp lại. Những đặc điểm này được phát hiện sớm trước 3 tuổi. Từ đó, khái niệm “tự kỷ” đã ra đời và được biết đến cho tới nay.

vicare.vn-benh-tu-ky-o-tre-cha-me-khong-lam-ngo-body-1

Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Về nguyên nhân của trẻ bị tự kỷ, đã có rất nhiều giả thuyết, nhưng vẫn chưa được các nhà khoa học kết luận một cách toàn diện, đầy đủ. Dưới đây là một số nhóm nguyên nhân:

Di truyền

Yếu tố di truyền được coi là nguyên nhân trẻ tự kỷ hàng đầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, 90% trẻ tự kỷ do yếu tố di truyền. Một số biểu hiện của tự kỷ được cho là do nhóm gen quy định. Chính vì vậy, những gia đình có người bị tự kỷ thì trẻ em trong gia đình có khả năng bị tự kỉ cao hơn những gia đình khác.

Quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, người mẹ nhiễm virus

Ví dụ: Mắc Virus Rubella: việc mắc rubella trong thai kỳ có tỷ lệ lớn phát sinh quái thai. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa kháng thể của mẹ (IgG) và Protein não của thai nhi có thể làm cho não thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ.

Hay mắc phải một số căn bệnh như cúm, sởi hay bị nhiễm độc thai nghén cũng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ cực kì cao.

Bệnh lý tuyến giáp

Sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8 – 12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não bộ của thai nhi dẫn tới tự kỷ. Sự thiếu hụt tyroxin có thể là nguyên nhân gây bởi thiếu I ốt trong bữa ăn hoặc người mẹ đã phẫu thuật tuyến giáp.

Người mẹ bị bệnh đái tháo đường khi mang thai

Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ cho trẻ khi được sinh ra. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng người mẹ bị bệnh đái tháo đường thì con khi sinh ra có tỉ lệ mắc tự kỉ cao gấp 2 lần người mẹ bình thường.

Dùng thuốc trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 2 tháng đầu, người mẹ đã sử dụng thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, tá tràng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Hoặc mẹ sống trong môi trường nhiều thuốc trừ sâu hoặc nhiều chất hoá học độc hại... Điều này cũng có những tác động đến sự phát triển não bộ của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ sinh ra bị tự kỷ

Vì vậy, trong thời gian có bầu, người mẹ phải luôn giữ cho tinh thần thoải mái. Bởi bị stress trong thời kỳ mang thai bao gồm những mâu thuẫn trong gia đình, lo lắng về tài chính và tình cảm, ảnh hưởng tiếng ồn, nhiệt độ... có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của não bộ thai nhi, là tiền đề phát sinh tự kỷ

vicare.vn-benh-tu-ky-o-tre-cha-me-khong-lam-ngo-body-2

Triệu chứng của trẻ bị tự kỷ

Bệnh tự kỷ thường có 3 triệu chứng cơ bản:

  • Rối loạn giao tiếp xã hội
  • Rối loạn phát triển ngôn ngữ
  • Rối loạn hành vi.

Có vài biểu hiện quan trọng bố mẹ cần chú ý để nhận biết trẻ tự kỷ:

  • Khó khăn trong giao tiếp: Trẻ thường không có phản ứng khi được gọi, trẻ chậm nói, khó nói, thích cô lập, không có xu hướng chia sẻ, nói chuyện hay kết bạn với bất cứ ai.
  • Thường xuyên né tránh ánh mắt người đối diện
  • Bé không có xu hướng bắt chước người khác, nhưng hành vi thường theo quy luật như làm mọi việc mỗi ngày giống nhau, cùng một giờ, chỉ ăn một món duy nhất, chỉ mặc một kiểu quần áo...
  • Hành vi đơn điệu, thiếu đa dạng, không thích thay đổi ví như không chịu dời đồ chơi đi hoặc không muốn người khác can thiệp vào việc của mình.
  • Hành vi tự làm tổn thương bản thân.

Đặc biệt những năm, tháng đầu đời phụ huynh cần chú ý thêm các cột mốc thời gian cần theo dõi để nhận biết trẻ tự kỷ:

  • Lúc 6 tháng tuổi, bé không hay cười, không bộc lộ sự tươi vui.
  • Không bắt chước âm thanh hay biểu lộ nét mặt lúc 9 tháng.
  • Không bập bẹ, chỉ bằng ngón trỏ hay vẫy tay lúc 12 tháng.
  • 16 tháng tuổi bé vẫn chưa nói được từ đơn, 24 tháng bé chưa nói được từ đôi,

Điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ

Hiện bệnh tự kỷ vẫn chưa có thuốc chữa khỏi. Việc điều trị cho trẻ tự kỷ thường mang ý nghĩa nâng đỡ, giúp trẻ đa dạng hóa kỹ năng, tự chăm sóc bản thân và dễ hòa nhập hơn. Trẻ bị bệnh tự kỷ nếu được can thiệp sớm sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Thông thường bệnh tự kỷ thường biểu hiện khi trẻ 7 - 8 tháng tuổi và cần ít nhất 6 tháng khám, bao gồm các công đoạn như khai thác kỹ tình trạng và những biểu hiện của trẻ từ lúc mới sinh, theo dõi trẻ, thực hiện các bài test và khám kỹ nhiều lần thì mới có thể đưa ra kết luận. Từ đó các bác sỹ mới tiến hành chữa trị theo phác đồ điều trị đối với từng bé. Về cơ bản, hiện nay có các phương thức điều trị cho trẻ tự kỷ sau:

  • Trị liệu hành vi: Giúp trẻ tự kỷ hiểu tình trạng của mình và cư xử một cách thích hợp. Ứng dụng phân tích hành vi là liệu pháp nghiên cứu hành vi nhiều nhất và nổi tiếng cho trẻ tự kỷ.
  • Đào tạo kỹ năng xã hội: Dạy kỹ năng xã hội để tương tác thành công với những người khác.
  • Điều trị hòa nhập: Giúp trẻ đối phó với các vấn đề về cảm giác, phát triển các kỹ năng học tập, vui chơi và học cách tự chăm sóc.
vicare.vn-benh-tu-ky-o-tre-cha-me-khong-lam-ngo-body-3
  • Vật lý trị liệu: Giúp trẻ nâng cao kỹ năng điều phối và vận động như ngồi, đi bộ và chạy.
  • Phương pháp trị liệu lời nói và ngôn ngữ: Cải thiện giọng nói và khả năng nói chuyện của trẻ với những người khác.
  • Giáo dục gia đình: Dạy kỹ thuật giáo dục hành vi để phụ huynh áp dụng tại nhà giúp cho bản thân cha mẹ và các anh chị em của trẻ tự kỷ dễ dàng tiếp xúc và giúp bé phát triển được bình thường

Từ trước đến nay, có rất nhiều gia đình khi biết con mắc tự kỷ đã phó mặc cho các trung tâm, cơ sở điều trị mà không biết rằng chính bố mẹ là người cứu con mình ra khỏi tự kỷ tốt nhất. Với con trẻ bị tự kỷ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chăm sóc sức khỏe và giáo dục, điều trị hòa nhập, trị liệu ngôn ngữ, đào tạo kỹ năng xã hội, tập luyện thể thao... để giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng.

Xem thêm:

  • GS Nguyễn Thanh Liêm nói về "thời điểm vàng" để can thiệp trẻ tự kỷ
  • 5 giây hiệu quả nhất trong thử nghiệm trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
  • Chuyên viên trị liệu tâm lý trẻ tự kỷ: "Hạnh phúc vỡ òa khi ánh mắt chúng tôi chạm nhau"
  • 4 cơ sở điều trị trẻ tự kỷ uy tín tại Hà Nội
  • Lưu ý thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ
  • Trẻ tự kỷ: Điều trị sớm, thành công cao!