Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên – Triệu chứng và nguyên nhân
Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên thường gặp phải khi các bạn phải đối mặt với những áp lực từ bạn bè, việc học ở trường hay kỳ vọng của cha mẹ và các chuẩn mực xã hội. Nếu không vượt qua được những áp lực này, họ có thể bị rơi vào trạng thái trầm cảm và tự kỷ.
Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên – Triệu chứng và nguyên nhân
Bước vào tuổi thanh thiếu niên là bước vào một giai đoạn mới với nhiều thử thách của các bạn trẻ. Đây là độ tuổi mà các bạn phải đối mặt với những áp lực từ bạn bè, việc học ở trường hay kỳ vọng của cha mẹ và các chuẩn mực xã hội. Khi không vượt qua được những áp lực này, họ có thể bị rơi vào trạng thái trầm cảm và tự kỷ. Đây là căn bệnh có xu hướng gia tăng ở trẻ trong độ tuổi vị thành niên mà người lớn cần có sự chú ý và quan tâm đúng mực. HoiBenh sẽ giới thiệu những triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên.
Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên là gì?
Tự kỷ ở tuổi thanh thiếu niên hay còn được gọi là tự kỷ tuổi teen là một rối loạn tâm thần trầm trọng gây ra bởi cảm giác buồn chán kéo dài và mất đi hứng thú trong các hoạt động. Bệnh không những ảnh hưởng tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ vị thành niên mà còn có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe. Bất cứ độ tuổi nào cũng có khả năng mắc căn bệnh tự kỷ. Nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau giữa người lớn và trẻ vị thành niên.
Các triệu chứng bệnh tự kỷ ở hầu hết thanh thiếu niên dễ điều trị với thuốc và tư vấn tâm lý.
Các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên
Các triệu chứng của bệnh tự kỷ tuổi teen bao gồm thay đổi từ các hành vi và thái độ trước đó, từ đó có thể gây ra những căng thẳng và rắc rối ở trường học hay ở nhà hay trong các hoạt động xã hội,....
Các triệu chứng bệnh tự kỷ có thể thay đổi theo mức độ trầm trọng của bệnh. Các thay đổi trong cảm xúc và hành vi được liệt kê trong danh sách dưới đây:
Thay đổi về cảm xúc
- Cảm thấy buồn rầu và có thể rơi nước mắt dù không có nguyên nhân cụ thể
- Cảm thấy tuyệt vọng hay có cảm giác trống rỗng
- Cáu gắt hay khó chịu
- Thất vọng hay giận dữ cho dù chỉ là vấn đề nhỏ nhặt
- Không quan tâm hay mất hứng thú đối với các hoạt động thường ngày
- Không quan tâm, xung đột với gia đình và bạn bè
- Tự ti
- Có cảm giác tội lỗi hay cảm thấy bản thân vô dụng
- Ám ảnh về các thất bại trong quá khứ hoặc hay phóng đại việc tự đổ lỗi hoặc tự phê bình
- Cực kì nhạy cảm về việc bị từ chối, thất bại và cần sự bảo đảm quá mức
- Có vấn đề về việc suy nghĩ, tập trung hay đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ
- Có cảm giác cuộc sống và tương lai ảm đạm, tăm tối
- Luôn có ý nghĩ về cái chết, tự sát
Thay đổi hành vi
- Mệt mỏi và luôn cảm thấy mất năng lượng
- Mất ngủ hay ngủ quá nhiều
- Thay đổi khẩu vị – ăn ít lại và giảm cân hoặc ngược lại, ăn rất nhiều và tăng cân
- Sử dụng rượu bia, sử dụng chất kích thích
- Kích động hoặc bồn chồn – ví dụ xoắn hai tay vào nhau, đi qua đi lại hoặc không có khả năng ngồi yên tại chỗ
- Suy nghĩ, nói năng hoặc các cử động của cơ thể thường chậm chạp
- Thường xuyên than phiền về các cơn đau nhức cơ thể không thể giải thích được hoặc các cơn đau đầu, làm bạn thường phải xuống phòng y tế của trường.
- Cô lập với xã hội
- Học kém và thường xuyên nghỉ học
- Không quan tâm tới vẻ bề ngoài
- Hay nổi nóng, có các hành vi gây rối, gây nguy hiểm hoặc các hành vi khác tương tự
- Tự làm tổn thương bản thân như lấy dao cắt vào chân, tay, châm lửa đốt hoặc đục thêm lỗ đeo khuyên hoặc xăm.
- Lập kế hoạch tự tử hoặc là cố gắng tự tử
Nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên
Nguyên nhân gây tự kỷ ở thanh thiếu niên vẫn chưa được biết rõ, nhưng có rất nhiều vấn đề liên quan tới chứng bệnh này như:
- Sinh học: các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng dẫn truyền tín hiệu tới phần khác của não bộ và cả cơ thể. Khi những chất này bị hư hoặc là biến đổi, chức năng của thụ thể thần kinh và hệ thần kinh cũng sẽ bị thay đổi, dẫn tới tự kỷ.
- Nội tiết tố: các thay đổi trong việc cân bằng nội tiết tố của cơ thể có thể gây tự kỷ.
- Các đặc điểm di truyền: tự kỷ thường gặp hơn ở những người có người thân mắc chứng bệnh này
- Các trải nghiệm đau thương từ thuở nhỏ: các sự kiện đau thương ở trong thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác hoặc tinh thần, mất mát người thân...
- Quen suy nghĩ tiêu cực: tự kỷ tuổi teen có thể sẽ liên quan tới việc quen cảm giác bất lực hơn là cảm thấy có khả năng tự tìm được cách giải quyết cho những thử thách trong cuộc sống.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ hoặc gây ra tự kỷ tuổi thanh thiếu niên
- Có vấn đề làm ảnh hưởng tiêu cực tới lòng tự trọng như béo phì, bị bắt nạt kéo dài, rắc rối với bạn bè hoặc rắc rối với chuyện bài vở.
- Từng là nạn nhân hoặc từng chứng kiến các hành vi mang tính bạo lực như lạm dụng thể xác hoặc xâm hại tình dục.
- Có các rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, rối loạn lưỡng cực, chứng chán ăn tâm thần hoặc rối loạn ăn uống
- Mắc chứng tăng động giảm tập trung (hay còn gọi là ADHD)
- Đang có bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, ung thư hoặc hen suyễn
- Bị khuyết tật
- Có tính tự ti hoặc quá phụ thuộc ỷ lại, luôn tự phê bình hoặc bi quan
- Lạm dụng bia rượu, thuốc lá và chất kích thích
- Đồng tính nam, song tính, đồng tính nữ hoặc người chuyển giới đang sống trong cộng đồng không ủng hộ
- Xung đột trong gia đình cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ ở tuổi thanh thiếu niên.
- Tiền sử gia đình và các vấn đề trong gia đình hoặc là với người khác cũng làm tăng tỉ lệ tự kỷ ở tuổi thanh thiếu niên.
- Có cha mẹ, ông bà hoặc là gười cùng huyết thống khác mắc chứng tự kỷ, rối loạn lưỡng cực hoặc nghiện rượu
- Có người thân tự tử
- Có gia đình không hoàn hảo và thường xung đột
- Từng trải qua các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống dạo gần đây như việc cha mẹ ly hôn, người thân qua đời hoặc là có cha mẹ tham gia quân đội.
Xem thêm:
- 10 điều trẻ tự kỷ muốn mọi người xung quanh hiểu
- Tự kỷ có chữa được không? Đâu là “thời gian vàng” để điều trị bệnh?
- Đừng xem nhẹ chứng rối loạn tự kỷ ở người lớn