Bệnh tự kỷ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh tự kỷ ở trẻ

Theo số liệu thống kê của các chuyên gia y tế, hiện nay tình trạng bệnh tự kỷ đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy cha mẹ cần biết rõ về căn bệnh này để có biện pháp chữa trị cũng như cách phòng bệnh hiệu quả. Hãy cùng đi tìm hiểu khái niệm bệnh tự kỷ là gì, dấu hiệu và cách phòng tránh căn bệnh này ở trẻ em.

Bệnh tự kỷ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh tự kỷ ở trẻ Bệnh tự kỷ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh tự kỷ ở trẻ

Theo số liệu thống kê của các chuyên gia y tế, hiện nay tình trạng bệnh tự kỷ đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy cha mẹ cần biết rõ về căn bệnh này để có biện pháp chữa trị cũng như cách phòng bệnh hiệu quả. Hãy cùng đi tìm hiểu khái niệm bệnh tự kỷ là gì, dấu hiệu và cách phòng tránh căn bệnh này ở trẻ em.

Khái niệm bệnh tự kỷ là gì?

Bệnh tự kỷ là một loại bệnh rối loạn phát triển ở trẻ trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, bệnh được thể hiện rõ nhất là 3 năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, căn bệnh này không chỉ có riêng ở trẻ mà bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Người mắc bệnh tự kỷ sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tâm lý.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ

Câu hỏi bệnh tự kỷ là gì đã được trả lời. Vậy trẻ tự kỷ có những dấu hiệu gì để cha mẹ và người thân có thể nhận biết. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ngay sau đây.

Tùy vào từng mức độ của bệnh tự kỷ mà chúng ta có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy của căn bệnh này thường sẽ có những biểu hiện đặc trưng sau đây:

Chậm nói

Đây được cho là dấu hiệu nhận biết sớm nhất và rõ ràng nhất ở trẻ. Thông thường trẻ 12 tháng tuổi đã có thể phát âm bi bô không rõ chữ, đến ki 16 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu tập nói. Nếu cha mẹ thấy bé phát triển chậm hơn mức thời gian này và so với các bạn cùng lứa thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

vicare.vn-benh-tu-ky-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-phong-benh-tu-ky-o-tre-body-1

Khó khăn khi giao tiếp

Ngay từ khi sinh ra, tất cả các bé đều có những phản ứng riêng với các tác động từ bên ngoài. Cụ thể như bé có ánh mắt, cử chỉ như một dấu hiệu cho biết bé đang hiểu những gì xảy ra xung quanh. Nếu thấy bé không có những biểu hiện trên thì nên đưa bé đi khám. Bố mẹ cũng dễ dàng nhận biết được như khi gọi bé, giao tiếp, nói chuyện chơi đùa với con nhưng bé không có phản ứng lại.

Trẻ tự kìm hãm cảm xúc

Cha mẹ hãy ôm hôn bé, thể hiện sự yêu thương với con và quan sát phản ứng của con. Nếu bé không hợp tác, có hành vi chống cự lại và khó chịu thì rất có thể bé nhà bạn đang có một trong các triệu chứng của bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, nếu bé đang đang bị phân tâm hay không tập trung vì một nguyên nhân khác, có thể như bé mải chơi,... thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Trẻ rất tập trung vào các chi tiết

Nghe thì có vẻ như đây là một điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bé quá tập trung vào một chi tiết và quên đi tổng thể. Việc làm này lặp đi lặp lại nhiều lần thì bạn nên đưa bé đến để được sự tư vấn của bác sĩ. Phần lớn các bé đều có tính tò mò và học hỏi. Tuy nhiên, bé sẽ không quá tập trung vào một chi tiết rất nhiều lần. Vì thế đây có thể dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ nhà bạn.

Cách phòng ngừa bệnh tự kỷ

Phòng tránh từ khi mang thai

Mỗi bà mẹ hãy bảo vệ và phòng tránh bệnh tự kỉ cho con ngay từ khi mang thai bằng cách; tránh tiếp xúc thủy ngân, không sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thai kỳ nếu chưa có ý kiến của bác sĩ. Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất và tiêm phòng đầy đủ khi mang thai.

Phòng tránh tự kỷ cho trẻ sau sinh

Dành nhiều thời gian nói chuyện, vui chơi cùng con.Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Bộ y tế. Nếu gia đình có tiền sử người mắc bệnh tự kỷ nên quan tâm, theo dõi và nếu trẻ có bất kỳ một dấu hiệu nào nên đi thăm khám để có biện pháp chữa trị kịp thời. Cùng với đó là nhờ tới tự tư vấn của bác sĩ để có biện pháp phòng tránh tốt nhất.

vicare.vn-benh-tu-ky-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-phong-benh-tu-ky-o-tre-body-2

Phòng tránh tự kỷ cho trẻ trong giai đoạn tới trường

Cha mẹ không nên tạo áp lực học tập đối với trẻ như đặt nặng thành tích, ép trẻ đi học thêm quá nhiều,... Cha mẹ hãy luôn quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khuyến khích, động viên các bé tham gia hoạt động ngoại khóa của trường lớp. Nên dành thời gian cuối tuần để chơi và tâm sự với con.

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh tự kỷ là gì. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Xem thêm:

  • GS Nguyễn Thanh Liêm nói về "thời điểm vàng" để can thiệp trẻ tự kỷ
  • 5 giây hiệu quả nhất trong thử nghiệm trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
  • Chuyên viên trị liệu tâm lý trẻ tự kỷ: "Hạnh phúc vỡ òa khi ánh mắt chúng tôi chạm nhau"
  • 4 cơ sở điều trị trẻ tự kỷ uy tín tại Hà Nội
  • Lưu ý thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ
  • Trẻ tự kỷ: Điều trị sớm, thành công cao!