Bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả, không gây đau đớn

Bất cứ ai bị bệnh trĩ cũng cảm thấy cực kỳ phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đi vệ sinh cũng bị đau, ngồi chơi cũng khó chịu, làm việc gì cũng cảm thấy không thoải mái. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn cần hiểu rõ bệnh trĩ và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả, không gây đau đớn Bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả, không gây đau đớn

Tìm hiểu về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ được hình thành do tĩnh mạch bị phình lên, ở xung quanh hậu môn, làm xuất hiện những vết viêm sưng, búi trĩ và xuất huyết. Bệnh trĩ được chia ra làm 3 loại: trĩ nội và trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

  • Trĩ nội: có điểm xuất phát ở phía trên đường lược, lớp niêm mạc của ống hậu môn là bề mặt, không có thần kinh cảm giác. Dấu hiệu nhận biết thường là chảy máu, sa, nghẹt và viêm quanh hậu môn. Trĩ nội có 4 cấp độ (1, 2,3 và 4).
  • Trĩ ngoại: xuất phát từ bên dưới đường lược, lớp biểu mô lát tầng là bề mặt, có thần kinh cảm giác. Dấu hiệu thường là đau và xuất hiện các mẩu da thừa.
  • Trĩ hỗn hợp là do sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại tạo thành. Thông thường, trĩ nội sa tới cấp độ 3 thì sẽ được hiện diện dưới hình thái hỗn hợp.

Biểu hiện của bệnh trĩ

Trên thực tế, bệnh trĩ dễ bị nhầm với một số bệnh khác như bệnh nứt hậu môn, hẹp hậu môn, sa trực tràng,..do có một số triệu chứng khá giống nhau. Để giúp bạn đọc nhận biết được bệnh trĩ chính xác, bài viết xin cung cấp những dấu hiệu điển hình nhất của bệnh trĩ, cụ thể:

  • Đau rát vùng hậu môn khi đi đại tiện, đặc biệt khi bị táo bón hoặc tiêu chảy. Cơn đau rát sẽ kéo thêm vài giờ sau khi đi đại tiện, nếu trĩ nặng thì tình trạng đau rát âm ỉ sẽ diễn ra thường xuyên.
  • Đại tiện ra máu: máu dính trên phân, xuất hiện ở dạng nhỏ giọt, trên giấy lau và xuất hiện tia máu khi trĩ nặng. Máu sẽ ra ít hoặc nhiều tùy theo mức độ của bệnh. Khi vận động mạnh hoặc ngồi xổm khi trĩ đã sang giai đoạn 3 và 4 thì hiện tượng chảy máu rất dễ xảy ra.
  • Xuất hiện các búi trĩ ở vùng hậu môn khiến bệnh nhân khó ngồi xuống, gây đau đớn, khó chịu, đặc biệt khi đi đại tiện.
  • Ngoài những dấu hiệu điển hình nêu trên, bệnh nhân bị trĩ còn gặp phải các dấu hiệu khác: viêm hậu môn, ngứa, rỉ nước ở vùng hậu môn.

Một số bệnh nhân bị trĩ thường gặp từ 1 đến 2 dấu hiệu nêu trên nên rất khó để xác định: “Mình có thực sự bị bệnh trĩ hay không?”. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị sớm, khi bệnh chưa quá nặng.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Bệnh trĩ xuất hiện một cách âm ỉ, ban đầu chỉ là ngứa rát, đau hậu môn nhẹ nhưng sau đó xuất hiện các dấu hiệu sưng hậu môn, sa búi trĩ. Đến lúc đó, nhiều người mới tá hỏa nhận ra mình đã mắc bệnh trĩ từ bao giờ không biết. Khi đi tìm hiểu lý do khiến mình bị bệnh trĩ thì họ cũng không biết hoặc biết nhưng rất mơ hồ. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ mà ai cũng cần phải biết:

  • Ăn ít chất xơ: Chất xơ có nhiều trong các loại rau, củ, quả. Khi đi vào cơ thể, chất xơ có khả năng thấm hút nhiều nước, giúp tăng khối lượng của phân, làm phân mềm ra, đồng thời kích thích nhu động ruột co bóp hiệu quả và đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng. Khi đó hậu môn sẽ không phải co bóp, dãn ra quá mức để giúp phân ra ngoài. Nếu ăn ít chất xơ, phân sẽ cứng hơn, nhu động ruột co bóp kém hiệu quả đi và buộc hậu môn phải làm việc chăm chỉ để đưa phân ra ngoài. Từ đó, hậu môn sẽ bị nứt, sa ra ngoài, gây ra bệnh trĩ.
  • Ngồi và làm việc quá nhiều khiến phần hậu môn trực tràng phải đón nhận toàn bộ sức nặng của cơ thể phía trên, làm giảm hiệu quả lưu thông của máu, gây chèn ép tĩnh mạch rồi gây nên bệnh trĩ.
  • Uống ít nước: nước kích thích cơ thể trao đổi chất hiệu quả hơn, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn đồng thời giúp phân mềm ra. Thiếu nước khiến phân bị cứng, hệ tiêu hóa cũng như hậu môn hoạt động kém hiệu quả. Nếu kéo dài sẽ gây nên bệnh trĩ.
  • Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn, hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa bị suy giảm từ đó khiến cơ thể thiếu chất, sự co giãn của hậu môn bị ức chế và gây nên bệnh trĩ.
vicare.vn-vicare.vn-benh-tri-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-khong-gay-dau-don-body-1
  • Tiêu chảy và táo bón: là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ. Tiêu chảy và táo bón khiến nhiều người phải đi vệ sinh thường xuyên, hậu môn làm việc nhiều hơn, gây nứt hậu môn, sa hậu môn.
  • Phụ nữ mang thai: Thứ nhất, phụ nữ mang thai thường bị tình trạng ốm nghén hoặc ăn kiêng nên không đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể (xơ, vitamin,..), ít vận động, ngồi nhiều. Từ đó, tạo cơ hội cho bệnh trĩ phát triển. Khi mang thai, áp lực vùng bụng tăng lên, sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch cũng gia tăng, ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, trùm tĩnh mạch thì bị xung huyết và mở rộng ra. Từ đó, khiến tình trạng bí đại tiện xảy ra, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt nên rất dễ bị bệnh trĩ.
  • Phụ nữ cho con bú: thường xảy ra sau khi sinh con được vài tháng do hậu quả của quá trình mang thai để lại. Bên cạnh đó, phụ nữ cho con bú thường có thói quen ăn kiêng (đôi khi khiến cơ thể thiếu chất) để tốt cho con nên đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
  • Ngoài ra, nguyên nhân gây nên bệnh trĩ còn do bệnh nhân gặp phải các bệnh như: ung bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh, hội chứng ruột kích thích, các bệnh mãn tính bệnh lỵ, viêm phế quản, giãn phế quản,..

Bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ cả ở nhà và bệnh viện mà bệnh nhân cần biết.

Điều trị nội khoa

  • Vệ sinh tại chỗ: ngâm nước ấm khoảng 15 phút từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
  • Thuốc: các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh trĩ thường có tác nhân trợ tĩnh mạch, được bào chế từ diếp cá, hoa hòe, đương quy, tinh chất nghệ có công dụng lưu thông khí huyết, giải độc, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch và giúp co búi trĩ. Các loại thuốc này đều có cơ chế hoạt động: làm tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, chống viêm tại chỗ, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng từ đó giảm phù nề, làm co búi trĩ. Ngoài ra, thuốc mỡ, kem thoa trĩ cũng được dùng tại chỗ để giúp bệnh nhân giảm đau.

Điều trị bằng thủ thuật

  • Thắt trĩ bằng vòng cao su: các bác sĩ sẽ dùng dây thun, buộc vào cổ búi trĩ rồi thắt lại. Sau đó búi trĩ sẽ tự co và teo lại.
  • Chích xơ búi trĩ hay còn gọi là tiêm xơ búi trĩ: bác sĩ sẽ dùng thuốc và tiêm vào búi trĩ để tạo xơ nhằm ngăn không cho máu đi vào búi trĩ. Từ đó, búi trĩ sẽ không có chất dinh dưỡng để phát triển và dần dần teo đi.
  • Quang đông hồng ngoại: dùng nhiệt để điều trị bệnh trĩ, tận dụng sức nóng để làm mô đông lại, tạo thành sẹo làm giảm lượng máu đến nuôi búi trĩ đồng thời cố định búi trĩ ở hậu môn.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: các bác sĩ có thể cắt khoanh niêm mạc, cắt búi trĩ, khâu treo trĩ bằng tay, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler, phẫu thuật Longo...
vicare.vn-benh-tri-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-khong-gay-dau-don-body-2

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có sự khác nhau, cụ thể:

  • Trĩ nội: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt nếu ở cấp độ 1, cấp độ 2 được điều trị bằng phương pháp làm đông bằng nhiệt, thắt dây thun, cắt trĩ, cấp độ 3 là thắt dây thun hoặc thắt trĩ và cuối cùng cấp độ 4 là cắt trĩ.
  • Trĩ ngoại không được điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật trừ khi xuất hiện các biến chứng như nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ rạch búi trĩ và lấy cục máu đông. Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và đỡ đau hơn. Trĩ ngoại được điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa.
  • Trĩ hỗn hợp sẽ được điều trị kết hợp các phương pháp trên/hoặc không. Điều này phụ thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe của bệnh nhân.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị bệnh trĩ

Chế độ sinh hoạt, lối sống khoa học luôn cần thiết đối với bất kỳ bệnh nhân gặp phải căn bệnh nào và bệnh trĩ cũng không phải là một ngoại lệ.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều chất xơ (có nhiều trong rau, củ, quả), sử dụng thức ăn nhuận tràng (khoai lang, rau mồng tơi, rau diếp cá, rau dền), không nên sử dụng chất kích thích (bia, rượu), không ăn đồ ăn cay nóng, nhiều ớt.
  • Tránh đứng quá lâu, ngồi quá lâu hoặc ngồi xổm vì có thể làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu ở khoang xương chậu dẫn đến tình trạng ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ.
  • Tập thói quen đi cầu vào những thời điểm nhất định trong ngày. Khi đi cầu không nên rặn vì rặn sẽ làm búi trĩ trở nên trầm trọng hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn khi đi đại tiện xong. Tốt nhất, nên rửa hậu môn bằng nước thay vì lau bằng giấy. Vì giấy vệ sinh có thể làm xước búi trĩ, hậu môn gây đau.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, không làm việc quá sức. Trĩ sẽ ngày càng trở nên trầm trọng nếu bệnh nhân bị căng thẳng kéo dài.

Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt khoa học, duy trì thói tốt thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân có chất lượng sống tốt hơn và điều trị bệnh trĩ nhanh hơn trong suốt thời gian bị mắc bệnh.

Xem thêm:

  • Cắt trĩ ... không đau
  • Phẫu thuật trĩ không đau - không lo tái phát bằng phương pháp longo