Bệnh trĩ và cách chữa trị hiệu quả ở giai đoạn sớm

Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, số người mắc bệnh trĩ đang ngày càng gia tăng, tỉ lệ mắc từ 50-80% - trong đó người trên 50 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh lên tới 50%. Hiểu rõ về bệnh trĩ và cách chữa là vô cùng cần thiết. Cùng HoiBenh tìm hiểu bệnh trĩ và cách chữa qua bài viết sau đây.

Bệnh trĩ và cách chữa trị hiệu quả ở giai đoạn sớm Bệnh trĩ và cách chữa trị hiệu quả ở giai đoạn sớm

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ là bệnh hình thành do sự phình giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ ở vị trí mô xung quanh hậu môn, dòng máu đi đến nhưng không lưu thông được dẫn đến ứ đọng, tĩnh mạch phình ra. Bệnh trĩ làm cho chất lượng cuộc sống ảnh hưởng nặng nề, việc đi tiểu rất đau và khó khăn khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng tinh thần không thoải mái. Bên cạnh đó, người bị bệnh trĩ thường khám và điều trị rất muộn vì đây là bệnh thuộc khu vực vùng kín, bệnh nhân thường ái ngại khi đi khám, đặc biệt là phụ nữ.

Phân loại bệnh trĩ theo vị trí:

  • Trĩ nội: chân búi trĩ ở vị trí trên đường lược, niêm mạc tuyến của trực tràng phủ búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: búi trĩ ở vị trí dưới đường lược, da ống hậu môn (niêm mạc Hermann) phủ búi trĩ.
  • Trĩ hỗn hợp: búi trĩ ở trên và dưới đường lược.

Phân loại bệnh trĩ theo mức độ nặng:

  • Độ 1: giai đoạn khởi đầu, búi trĩ nổi lên trong ống hậu môn, khi đại tiện hoặc rặn, búi trĩ sẽ cương to nhưng chưa lòi ra khỏi hậu môn, dễ gây chảy máu.
  • Độ 2: búi trĩ to thành búi rõ rệt, khi đại tiện hoặc rặn, búi trĩ sẽ lòi ra khỏi lỗ hậu môn, khi thôi rặn tự co vào được, có thể kèm chảy máu hậu môn.
  • Độ 3: búi trĩ lớn, sa ra ngoài, khi gắng sức hoặc rặn trĩ không tự co vào được mà phải đẩy lên. Xuất hiện búi trĩ phụ, chảy máu hậu môn, có thể kèm thiếu máu.
  • Độ 4: búi trĩ lớn và búi trĩ phụ, sa thường xuyên và nằm ngoài ống hậu môn. Búi trĩ liên kết tạo thành vòng trĩ, chảy máu gây thiếu máu mãn tính.

Triệu chứng bệnh trĩ

vicare.vn-benh-tri-va-cach-chua-tri-hieu-qua-o-giai-doan-som-body-1
  • Đi đại tiện ra máu: có nhiều mức độ khác nhau, vài giọt hoặc thành tia, máu có màu đỏ tươi, sẽ ngừng chảy khi đại tiện xong. Lâu ngày có thể dẫn đến thiếu máu, tùy mức độ và thời gian chảy máu dẫn đến thiếu máu nhiều hay ít.
  • Cảm giác đau hậu môn: có trường hợp không đau mà lại cảm thấy cộm, hoặc vướng, khó chịu. Cảm giác đau thực sự khi bị tắc tĩnh mạch khiến người bệnh không thể ngồi thẳng trên ghế hoặc chỉ dám ngồi một bên mông. Thêm vào đó là cảm giác ngứa và khó chịu ở ngoài hậu môn.
  • Sa lồi búi trĩ (hoặc niêm mạc hậu môn) ra ngoài: ban đầu búi trĩ chỉ xuất hiện khi đi đại tiện sau đó sẽ tự co hồi, nhưng khi tái diễn nhiều lần liên tiếp, búi trĩ bị tụt xuống và không còn khả năng co lên được. Nội soi trực tràng thấy có hiện tượng tắc mạch làm giảm khả năng co thắt cơ vòng hậu môn, có thể có tổn thương kèm theo: dò hoặc nứt hậu môn, áp xe hoặc ung thư hậu môn trực tràng.

Bệnh trĩ và cách chữa hiệu quả theo từng giai đoạn

Triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện không chỉ gặp ở trĩ nội, trĩ ngoại mà còn gặp ở ung thư hậu môn, trực tràng. Do đó nếu không đi khám, ung thư phát triển khả năng điều trị sẽ rất khó khăn. Bệnh nhân nên khám càng sớm càng tốt (ngay khi đi ngoài ra máu tươi) để hiểu rõ bệnh trĩ và cách chữa bệnh cụ thể.

Ở giai đoạn nhẹ độ 1 hoặc 2

Có thể chỉ cần dùng thuốc cũng như thay đổi chế độ sinh hoạt (vận động tích cực), chế độ dinh dưỡng, tránh ngồi xổm và khuân vác nặng...

Khi trĩ độ 3 hoặc 4

Khả năng chữa khỏi rất ít, cần phải phẫu thuật, trừ khi bệnh nhân kiên trì thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, đảm bảo được tình trạng táo bón không xảy ra, cũng như không tiêu chảy, kiết lị, đảm bảo búi trĩ sẽ không lớn thêm và không chảy máu nhiều.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Điều trị nội khoa, thủ thuật và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật). Tùy theo giai đoạn phát triển bệnh, hoàn cảnh, trang thiết bị y tế tại nơi khám chữa và nguyện vọng của người bệnh trĩ và cách chữa sẽ được bác sĩ đưa ra thích hợp nhất.

Điều trị nội khoa:

Kết hợp nhiều loại thuốc như thuốc nhuận tràng, giảm đau, kháng viêm, thuốc trợ tĩnh mạch, thuốc đặt, thuốc bôi...

Thủ thuật

Chích xơ và thắt búi trĩ bằng vòng cao su, thực hiện quang đông hồng ngoại.

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Là phương sách cuối khi các điều trị nội khoa và thủ thuật không cho hiệu quả. Chỉ định cho trĩ nội độ 4, cuối độ 3, trĩ ngoại có biến chứng, trĩ vòng sa. Bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định của bác sĩ để chọn phương pháp thích hợp.

  • Phẫu thuật Milligan Morgan: nguyên tắc là cắt riêng từng búi trĩ và để lại ở giữa các búi trĩ các cầu da - niêm mạc. Tuy nhiên phương pháp này gây đau nhiều sau mổ, thời gian nằm viện kéo dài và thường không cho hiệu quả ở trường hợp trĩ vòng.
  • Phẫu thuật Longo: nguyên tắc là cắt và khâu khoanh niêm mạc, dùng máy khâu vòng cắt một khoanh niêm mạc phía trên đường lược khoảng 2 – 3 cm, sau đó khâu vòng bằng máy bấm. Mục đích làm giảm lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ đã bị dãn phồng, thu nhỏ thể tích búi trĩ, giúp bảo tồn khối đệm ở hậu môn. Phương pháp này ít đau và có thời gian nằm viện ngắn hơn, hậu phẫu nhanh lành và có thể lao động trở lại sớm.

Điều quan trọng là sau khi phẫu thuật, không phải búi trĩ sẽ không “mọc” ra lần nữa. Khi không ăn uống và điều trị đúng, tỉ lệ tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật rất cao.

vicare.vn-benh-tri-va-cach-chua-tri-hieu-qua-o-giai-doan-som-body-2

Phòng ngừa bệnh trĩ

Ngăn ngừa táo bón vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Nên ăn nhiều chất xơ, vận động... Nếu táo nặng có thể điều trị bằng thuốc làm mềm phân hoặc các chế phẩm bổ sung chất xơ.

Thay đổi thói quen ăn uống khoa học: tránh chất kích thích (cà phê, rượu...), tránh ăn thức ăn cay nóng (ớt, tiêu...), bổ sung nước đầy đủ để làm mềm phân. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám.

Không nhịn đi vệ sinh vì điều này khiến phân tích tụ lâu ở ruột sẽ trở nên khô cứng, khó khăn cho việc đại tiện. Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ gây tăng áp tĩnh mạch hậu môn, ứ trệ máu và căng phồng tĩnh mạch, nên nghỉ giải lao giữa giờ để thay đổi tư thế.

Vận động thường xuyên, tập thể dục và chơi thể thao nhẹ nhàng như đi bội, bơi lội... giúp nhu động ruột hoạt động tốt. Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ và khô ráo.

Xem thêm:

  • Top 5 cơ sở khám và điều trị bệnh trĩ đáng tin cậy tại Hà Nội
  • Những điều cần biết về bệnh trĩ