Bệnh trĩ ở trẻ em - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị tại nhà
Bệnh trĩ là một bệnh lý không quá nặng nhưng lại ảnh hưởng trầm trọng tới sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của bé. Bởi vậy, cha mẹ cần phải chú ý tới con để phát hiện bệnh sớm và có cách chữa trị kịp thời. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh trĩ ở trẻ em nhé.
Bệnh trĩ ở trẻ em - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị tại nhà
1. Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em
- Do đi vệ sinh ngồi bô lâu có thể lên tới gần 30 phút đồng hồ, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của vùng hậu môn
- Bị táo bón thường xuyên, khiến vùng hậu môn bị tổn thương
- Ngồi một chỗ quá lâu không thông thoáng cơ thể, vùng hậu môn bị chèn ép
- Bố mẹ bị trĩ thì có thể di truyền cho con căn bệnh này
- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ăn quá nhiều đồ béo, thịt, không ăn nhiều hoa quả, rau xanh và ít uống nước nên hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp, cơ thể bị nhiệt
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày không sạch sẽ, vùng hậu môn bị viêm nhiễm lâu dần dẫn tới bệnh trĩ.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em
Khi bé từ độ tuổi lên 3 trở lên nói và giao tiếp được với người thân thì có thể mô tả cho họ biết về tình trạng cơ thể của bản thân. Các bậc phụ huynh dựa vào những dấu hiệu đó để phỏng đoán có phải bệnh trĩ không hoặc nhờ bác sĩ khám bệnh cho bé.
Theo các bác sĩ chuyên khoa về bệnh trĩ ở trẻ em chia sẻ thì căn bệnh này có những dấu hiệu nhận biết khá rõ rệt.
Đầu tiên là bé đi đại tiện khó khăn, hậu môn bị chảy máu, lúc đầu thì chỉ một vài giọt nếu nặng lên sẽ chảy thành tia. Phụ huynh có thể nhìn thấy máu khi dùng giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
Xuất hiện các cục thịt lồi ra ở hậu môn trẻ đó chính là trĩ, lâu dần khi không phát hiện sớm sẽ phát triển thành búi trĩ và sa ra ngoài hậu môn. Ở mức độ nhẹ bệnh trĩ chỉ khiến việc sinh hoạt bất tiện. Còn khi bệnh nặng hơn thì di chuyển cũng khó khăn, cơ thể mệt mỏi, thậm chí trẻ bị sốt cao nữa.
Bên cạnh đó, khu vực hậu môn bị đau rát, sưng tấy khiến trẻ khóc và ngại đi đại tiện hoặc đi rất lâu. Hậu môn bị nứt kẽ, búi trĩ sa ra ngoài thậm chí phải dùng tay ấn vào bên trong. Ở mức độ nặng thì trẻ phải đi phẫu thuật búi trĩ mới hoạt động bình thường trở lại được.
3. Cách chữa trị bệnh trĩ cho trẻ em tại nhà
Khi phát hiện trẻ bị bệnh trĩ thì phải đi khám ngay bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách chữa trị. Thực tế căn bệnh này nếu không ở mức độ nặng thì có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà. Bố mẹ có thể nên thực hiện cho con để giúp bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhé.
Cho bé đi đại tiện đúng giờ
Rèn luyện thời gian sinh hoạt khoa học, đi vệ sinh đúng giờ, không để trẻ nhịn đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu
Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ
Hàng ngày có tắm rửa, lau chùi cơ thể và khu vực hậu môn sạch sẽ, nếu mùa lạnh thì có thể thêm nước ấm dùng cho bé. Tránh trường hợp bé bị viêm nhiễm, lâu dần dẫn bệnh trĩ.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bố mẹ cho bé ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế dùng thực phẩm nóng có hại cho cơ thể.
Massage bụng
Mẹ có thể xoa bụng nhẹ nhàng khi bé bị nhiệt, thực hiện nhẹ nhàng phần bụng trở xuống để cơ thể bé nhuận tràng, ngừng bị táo bón từ từ khỏi dần bệnh trĩ
Cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm nếu cơ thể bé thích ứng được sẽ tiêu trừ được bệnh trĩ từ bên trong. Sức đề kháng cơ thể tăng dần lên, mỗi lần uống tầm 60 ml và pha bằng nước sôi.
Xông hơi với các loại thảo dược thiên nhiên
Có thể dùng hoa cúc, kinh giới, mẹ cho bé xông hơi trực tiếp vùng hậu môn trong vòng 5 phút để tiêu dần búi trĩ.Thực hiện đều đặn đểu có tác dụng tốt nhất, kết hợp với các phương pháp khác sau một thời gian sẽ thấy thay đổi rõ rệt.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về bệnh trĩ ở trẻ em để phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết và có cách chữa trị kịp thời. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích được các bạn trong cuộc cuộc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ!
Xem thêm:
- Chữa bệnh trĩ ngoại như thế nào là hiệu quả, an toàn?
- Dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ
- Bệnh trĩ có nguy hiểm không?