Bệnh trĩ ở bà bầu có nguy hiểm không?

Mang thai là thời kỳ khó khăn và vất vả nhất của người người phụ nữ. Bên cạnh việc tâm sinh lý thay đổi thất thường, người phụ nữ có thể phải chịu đựng căn bệnh một số căn bệnh thai kì phổ biến như bị sa búi trĩ... Vậy bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu trong chứng và cách phòng tránh bệnh trĩ ở bà bầu là gì?

Bệnh trĩ ở bà bầu có nguy hiểm không? Bệnh trĩ ở bà bầu có nguy hiểm không?

Mang thai là thời kỳ khó khăn và vất vả nhất của người người phụ nữ. Bên cạnh việc tâm sinh lý thay đổi thất thường, người phụ nữ có thể phải chịu đựng căn bệnh một số căn bệnh thai kì phổ biến như bị sa búi trĩ... Vậy bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu trong chứng và cách phòng tránh bệnh trĩ ở bà bầu là gì?

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu

  • Trong thời kỳ mang thai, tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch, đặc biệt là các tĩnh mạch ở hậu môn. Điều này dẫn đến tình trạng các tĩnh mạch hậu môn bị sưng và bị chèn ép. Tình trạng này của bà bầu bị trĩ có thể ngày càng trầm trọng hơn theo tuần tuổi của thai nhi. Bởi vì bé phát triển từng ngày và gia tăng sức ép lên xương chậu và tĩnh mạch hậu môn làm cho tình trạng trĩ nặng hơn .
  • Bên cạnh đó, bà bầu khi mang thai tiết ra nhiều hooc môn progesterone và thể tích máu tăng làm gia tăng việc giãn thành mạch hậu môn.
  • Một số yếu tố ngoại cảnh làm gia tăng tình trạng trị ở phụ nữ mang bầu như: táo bón, căng thẳng tâm lý, hoặc ngồi trong một thời gian dài.
vicare.vn-benh-tri-o-ba-bau-co-nguy-hiem-khong-body-1

Biểu hiệu của bệnh trĩ thai kỳ là gì?

  • Biểu hiện của bệnh trĩ thai kỳ thường là cảm giác đau hoặc khó chịu, ngứa hậu môn trong hoặc sau khi đi đại tiện.
  • Một số trường hợp các bà bầu có thể nhìn thấy trong phân lẫn máu hoặc có vết máu ở giấy vệ sinh.
  • Bệnh trĩ ở bà bầu cũng làm cho phụ nữ có thai vốn đã rất mệt mỏi, đau lưng, đi lại khó khăn cảm thấy khó chịu hơn bội phần. Thậm chí chúng ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống của thai phụ.

Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh trĩ ở bà bầu?

Bệnh trĩ thai kỳ hoàn toàn không nguy hiểm nếu chúng ta biết cách phòng tránh và hiểu rõ về bệnh.

Bệnh trĩ ở bà bầu là một trong những bệnh khá phổ biến trong thai kỳ. Giống như một số bệnh khác như đái tháo đường thai kỳ... bệnh có thể biến mất hoàn toàn sau khi sinh em bé. Thậm chí một số có bị trĩ trước khi mang thai hoặc biểu hiện bệnh trĩ nặng khi mang thai cũng có thể điều trị tích cực bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ bệnh trĩ thai kỳ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung với trĩ nhẹ có thể dùng các biện pháp giảm các triệu chứng khó chịu tạm thời. Ở mức độ nặng hơn độ 3, và độ 4 cần đến bệnh viện thăm khám và buộc phải phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ sa là lựa chọn cuối cùng được sử dụng để điều trị bệnh trĩ thai kỳ ở mức độ nặng. Phương pháp này hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và bé, nhưng cần lưu ý tránh phẫu thuật trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Các biện pháp ngăn chặn bệnh trĩ ở bà bầu

Nguyên tắc cơ bản để giảm trĩ trong thời gian mang thai là giảm táo bón. Bạn có thể giảm thiểu táo bón bằng cách có chế độ ăn uống phù hợp. Cụ thể là ăn chế độ nhiều chất xơ gồm nhiều rau xanh và hoa quả. Chú ý uống đủ nước, nhất là những ngày trời nắng nóng và dễ mất nước do ra nhiều mồ hôi. Không ngồi một chỗ quá lâu và đặc biệt là không được nhịn đại tiện.

Bên cạnh đó phụ nữ mang thai có thể giảm tình trạng khó chịu của bệnh trĩ bằng cách sử dụng một số biệt pháp dưới đây:

  • Bà bầu nên tập thể dục thường xuyên để giúp tăng nhu động ruột, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn ở ruột. Việc tập thể dục và đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, giảm tình trạng trĩ.
vicare.vn-benh-tri-o-ba-bau-co-nguy-hiem-khong-body-2
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn tránh hiện tượng viêm nhiễm và khó chịu. Có thể sử dụng gel bôi trơn đặc trị bệnh trĩ bôi vào thành ống hậu môn để giảm cảm giác đau rát. Tuy nhiên phải chắc chắn rằng bạn không làm trầy xước và nhiễm trùng da.
  • Bạn không nên nhịn đại tiện, nếu cảm thấy khó chịu hãy đi “ giải quyết” vấn đề của bạn ngay. Vì nếu để quá lâu, áp lực lên hậu môn càng lớn, làm cho bạn đau rát, khó chịu hơn.
  • Đặt bàn chân lên một cái ghế khi bạn đi vệ sinh
  • Bà bầu nên uống nhiều nước, ngoài ra có thể bổ sung nước qua việc ăn nhiều rau củ quả. Có thể uống nước ép rau củ quả, không chỉ bổ sung nước, mà còn bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và bé

Tuy nhiên thật may mắn là những triệu chứng khó chịu mà trĩ thai kỳ sẽ được cải thiện hoặc có thể biến mất hoàn toàn sau khi các mẹ bầu “vượt cạn”. Thêm nữa chế độ ăn uống, tập thể dục và sinh hoạt hàng ngày lành mạnh giúp các bà mẹ mang thai giảm thiểu tối đa những triệu chứng khó chịu mà bệnh trĩ gây ra. Bên cạnh đó các phụ nữ mang cần theo dõi sức khỏe của mình, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra bà bầu nên đến bệnh viện thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu cần làm gì để tránh nguy cơ mắc táo bón và trĩ
  • Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
  • Lời khuyên cho các bà bầu về phòng ngừa trĩ hậu sản