Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh trĩ nội phân ra thành các cấp dựa theo độ sa của búi trĩ. Bệnh trĩ nội cần được điều trị sớm để giảm các biến chứng của bệnh, và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng do bệnh gây ra.

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh trĩ là bệnh dễ mắc phải do thói quen sinh hoạt ngồi lâu, đứng nhiều hay ăn uống không khoa học và phần lớn do tâm lý e ngại nên nhiều người không khám khi có triệu chứng bệnh. Bệnh trĩ gồm hai loại là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Bệnh trĩ nội phân ra thành các cấp dựa theo độ sa của búi trĩ. Bệnh trĩ nội cần được điều trị sớm để giảm các biến chứng của bệnh, và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng do bệnh gây ra.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là bệnh búi trĩ xuất hiện ở hậu môn, có thể xuất hiện bên trong hoặc ngoài hậu môn, do các đám rối tĩnh mạch trĩ dãn quá mức hoặc phình đại mạch ở vùng mô bao quanh hậu môn. Các búi trĩ bị giãn, phình đại gây ra sưng, viêm hoặc xuất huyết hậu môn khiến cho người bệnh khó chịu, đau rát.

Bệnh trĩ thường biểu hiện ở dạng trĩ nội và trĩ ngoại. Và trong trĩ nội lại phân ra các cấp độ khác nhau dựa vào độ sa của trĩ.

2. Phân biệt bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ nội: xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng, phát sinh ở khoang dưới niêm mạc, do hệ thống tĩnh mạch trong thành hậu môn bị phù, rối lại thành búi.

Bệnh trĩ ngoại: búi trĩ nằm ở các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, gây ra ngứa, hoặc sưng do máu có thể ứ lại trong búi trĩ, tạo thành những cục máu đông.

vicare.vn-benh-tri-va-cach-dieu-tri-benh-tri-body-2
Các cấp độ của bệnh trĩ nội

3. Biểu hiện các cấp độ của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội mức độ 1, các búi trĩ chưa sa ra ngoài, có đại tiện ra máu và có những biểu hiện:

  • Đại tiện ra máu, ban đầu chỉ thấy xuất hiện máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Khi tình trạng bệnh trĩ nội nặng hơn, chảy máu nhiều hơn, máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia khi đi đại tiện.
  • Ngứa hậu môn, đau rát khi đi đại tiện
  • Tình trạng táo bón kéo dài là biểu hiện thường thấy của bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ nội ở giai đoạn này nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ càng ngày càng nặng và khó điều trị hơn.

Bệnh trĩ nội mức độ 2: Khi đi đại tiện, búi trĩ vẫn bị sa nhưng lại tự co lại và thường có biểu hiện:

  • Ra máu nhiều hơn khi đi đại tiện
  • Khi đi đại tiện thấy đau rát hậu môn
  • Ngứa hậu môn khi đi đại tiện
  • Khi đi đại tiện sẽ thấy một cục thịt nhỏ lòi ra nhưng sẽ tự co lên ngay, đó chính là búi trĩ.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội ở giai đoạn cấp độ 2 thường ngại đi khám và chấp nhận sống chung với bệnh. Nhưng khi để bệnh nặng hơn mới đi khám thì việc điều trị dứt điểm sẽ khó hơn.

Bệnh trĩ nội mức độ 3: Búi trĩ sa quá mức, không tự co lên được, sau khi đi đại tiện phải dùng tay đẩy vào, biểu hiện trĩ nội độ 3 trở nên rõ ràng hơn:

  • Chảy máu ít hơn
  • Búi trĩ sa quá mức, không tự co lên được, sau khi đi đại tiện phải dùng tay đẩy vào
  • Cảm thấy đau rát kể cả khi không đi đại tiện, ngồi cảm thấy đau, khó chịu vì có thể đè lên búi trĩ.

Giai đoạn này của bệnh trĩ nội, bệnh ít gây ra chảy máu nên người bệnh càng dễ chủ quan mà không biết đây là giai đoạn cuối để điều trị nội khoa mà không cần phải thực hiện phẫu thuật.

Bệnh trĩ nội mức độ 4 có biểu hiện:

  • Búi trĩ thường trực ở hậu môn kể cả khi không đi đại tiện
  • Búi trĩ không thể đẩy được vào trong
  • Đau hậu môn, chảy máu trong cả lúc đứng hay đi
  • Nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ do chảy máu
  • Nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn
  • Bệnh tiến triển thành ung thư đại tràng

4. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội ở các đối tượng

Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ nội là do ăn uống thiếu khoa học, ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều chất béo, thực phẩm cay nóng, uống nhiều bia rượu ...

Bên cạnh đó, cân nặng tăng nhanh đột ngột cũng sẽ tạo nhiều áp lực hơn lên hệ thống mạch máu, gây ra hiện tượng căng dãn, phù rối, từ đó hình thành nên các búi trĩ. Trường hợp này thường gặp ở phụ nữ mang thai, do quá trình bầu tăng cân nhanh, vùng chậu bị chèn ép nên dễ gây ra bệnh trĩ.

Những người làm công việc văn phòng hay công nhân làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu, ít đi lại, vận động khiến cho tĩnh mạch quanh thành hậu môn bị nghẽn ư, căng tắc thường xuyên cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nội.

Còn đối với những người thường xuyên vác nặng, làm xuất hiện áp lực tức thời lên thành mạch vùng hậu môn lớn, khiến cho máu dồn quá nhiều, gây phù dãn cấp. Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên, hệ thống mạch máu không kịp hồi phục, sẽ tạo thành búi trĩ hay búi trĩ tĩnh mạch.

Những người trong độ tuổi từ 30 tuổi đến 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội cao hơn do các cơ vùng hậu môn dễ bị thoái hóa, co thắt.

Những người thường xuyên bị táo bón hoặc đại tiện quá lâu cũng rất dễ mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là do thời gian bị táo bón kéo dài, vùng hậu môn chịu nhiều áp lực, mạch máu bị chèn ép quá mức nên gây ra bệnh. Bên cạnh đó, việc dùng điện thoại hay đọc sách trong khi đi đại tiện vô tình đã làm gián đoạn hoạt động bài tiết, làm mất cảm giác buồn đi đại tiện ngay tại lúc đó và kéo dài thời gian máu dồn đến khu vực hậu môn, gây ra lực lên hậu môn, hình thành búi trĩ.

Giấy vệ sinh không đảm bảo chất lượng cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ trong xã hội hiện đại.

5. Bệnh trĩ nội ở phụ nữ mang thai

Bệnh trĩ nội dễ gặp ở phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, khi tử cung mở rộng gây áp lực lên tĩnh mạch. Bệnh có thể gây ngứa, đau, chảy máu trong hoặc sau khi đi đại tiện. Có thể trong quá trình chuyển dạ, lực đẩy tác động sẽ làm bệnh trĩ nặng hơn nhưng thường biến mất sau khi sinh con.

vicare.vn-benh-tri-noi-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-body-2
Bệnh trĩ nội dễ gặp ở phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ

Lý do phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ nội:

  • Sự tăng trưởng của thai nhi sẽ làm tử cung của người mẹ lớn hơn và bắt đầu ấn vào xương chậu, gây nhiều áp lực lên tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng của mẹ.
  • Hormone progesterone tăng lên khi mang thai sẽ dễ phát sinh thành bệnh do nó làm giãn các thành mạch, khiến chúng dễ bị sưng hơn, gây ra bệnh trĩ nội
  • Thể tích máu tăng làm giãn tĩnh mạch cũng là lý do gây ra trĩ trong khi mang bầu.

6. Điều trị bệnh trĩ nội như thế nào?

Bệnh trĩ nội có thể điều trị hiệu quả nếu người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Hiện này, có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ nội, bao gồm cả Tây y và Đông y. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân, trong từng giai đoạn bệnh khác nhau.

  • Điều trị nội khoa: Trong trường hợp bệnh chưa phát triển nặng, các loại thuốc thường được dùng phổ biến để điều trị bệnh trĩ nội như thuốc Proctolog viên đặt hậu môn hoặc dạng cream bôi, thuốc tăng cường tĩnh mạch, thuốc co mạch hoặc thuốc kháng sinh giảm đau...
  • Điều trị bằng thuốc nam: Ăn rau diếp cá, lá lốt, lá trầu không, mật ong đun với nước dùng uống hàng ngày.
  • Châm cứu: Châm cứu tại huyệt Bách Hội, huyệt Đại Tràng, hoặc huyệt Hợp Cốc sẽ phù hợp cho bệnh trĩ nội ở cấp độ 1 và cấp độ 2. Mục đích châm cứu tại các huyệt này là để giúp điều hòa dương khí, thúc đẩy cơ thành mạch cứng cáp hơn.
  • Thủ thuật khác: tiêm xơ, trích xơ, dùng vòng cao su thắt búi trĩ, quang đông hồng ngoại, cắt cơ thắt trong ... để làm giảm lượng máu đến búi trĩ, cố định trĩ vào hậu môn.
  • Phẫu thuật ngoại khoa: thường áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ độ 3 và độ 4.
  • Treo trĩ (Hemorrhoidopexy): Treo trĩ là phương pháp kéo các búi trĩ co trở lại trong hậu môn mà không trực tiếp cắt búi trĩ.
  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng Longo: phù hợp với bệnh nhân bị trĩ độ III nhờ ưu điểm phẫu thuật nhanh trong 10 phút, không đau, giảm biến chứng hẹp hậu môn, chảy dịch do đóng hậu môn không kín, thẩm mỹ cao...
  • Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ: là phương pháp an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân trĩ độ IV.

7. Cách phòng tránh bệnh trĩ nội

Ngày nay, bệnh trĩ nội hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên, để không phải phẫu thuật hay dùng thuốc điều trị bệnh trĩ nội, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh trĩ nội bằng cách cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống >1.5 lít nước/ngày
  • Hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục khoảng 30 phút như đi bộ, bơi, đạp xe ...
  • Tránh đứng nhiều, ngồi quá lâu trong khoảng thời gian dài, ngồi xổm
  • Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày bằng cách xoa bụng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định
  • Vệ sinh bằng nước ấm sau mỗi lần đi đại tiện

Xem thêm:

  • Mổ trĩ có đau không? Gợi ý các bệnh viện mổ trĩ tốt ở Hà Nội
  • Bệnh trĩ nội là gì? Phương pháp chữa trĩ nội hiệu quả
  • Top 5 cơ sở khám và điều trị bệnh trĩ đáng tin cậy tại Hà Nội