Bệnh trĩ nội là gì? Phương pháp chữa trĩ nội hiệu quả

Hiện nay bệnh trĩ nội ngày càng phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc căn bệnh này. Đối với những người thường xuyên ngồi một chỗ như: nhân viên văn phòng, người đứng nhiều, người thường xuyên bị táo bón... là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn những người khác. Vậy bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là gì? Phương pháp chữa trĩ nội hiệu quả Bệnh trĩ nội là gì? Phương pháp chữa trĩ nội hiệu quả

Phương pháp chữa bệnh trĩ nội như thế nào luôn là câu hỏi đặt ra của nhiều người đang mắc chứng bệnh này.

1. Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là 1 trong 3 loại trĩ phổ biến nhất (bên cạnh trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp). Trĩ nội được hình thành là do các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra. Các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược và bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ chỉ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược. Sau khi bệnh phát triển hơn thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng sa ra ngoài.

Khi người bệnh bị trĩ nội sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu, nghẹt, sa trĩ và viêm da xung quanh vùng hậu môn.

vicare.vn-benh-tri-noi-la-gi-phuong-phap-chua-benh-tri-noi-body-1

2. Sự khác nhau giữa trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp 3 dạng trĩ này khá phổ biến. Tuy nhiên, mỗi dạng trĩ điều có những biểu hiện khác nhau, vì vậy có thể phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp dựa trên 3 yếu tố sau: vị trí, cấu trúc bề mặt và dây thần kinh cảm giác.

vicare.vn-benh-tri-noi-la-gi-phuong-phap-chua-benh-tri-noi-body-2

3. Nguyên nhân bệnh trĩ nội

Trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các triệu chứng của trĩ nội chủ yếu dựa vào cảm giác của con người, rất khó nhìn thấy bằng mắt thường. Bệnh trĩ nội xuất phát từ các nguyên nhân chính như sau:

  • Do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
  • Do hậu môn hay trực tràng bị kích thích, vùng hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón....
  • Do một số vấn đề về hệ tiêu hóa như: giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm và ít vận động.
  • Do áp lực vùng bụng như: phụ nữ mang thai, người có khối u trong ổ bụng, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại...
  • Do thói quen sinh hoạt không đúng cách như: ăn uống quá no, nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu, thức khuya nhiều... Ngoài ra, bệnh trĩ nội do thường xuyên nhịn đi vệ sinh, do lười vận động, tập trung trong công việc, do căng thẳng...

4. Các giai đoạn và triệu chứng của trĩ nội

Bệnh trĩ nội gồm 4 giai đoạn, và mỗi giai đoạn có những triệu chứng khác nhau như:

  • Trĩ nội cấp độ 1: Giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội cấp độ 1, búi trĩ chưa hình thành nên không ảnh hưởng nhiều đến việc đại tiện. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cảm thấy vùng hậu môn đau rát, ngứa ngáy và khó chịu.
  • Trĩ nội cấp độ 2: Giai đoạn này búi trĩ bắt đầu hình thành, sưng phồng làm hẹp ống hậu môn khiến bệnh nhân đi đại tiện khó khăn và đau đớn. Lúc này, khi đi đại tiện, búi trĩ sẽ bị đẩy ra ngoài nhưng sau đó lại tự động thụt vào.
  • Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ trong hậu môn sa nghiêm trọng phải dùng tay để ấn vào.
  • Trĩ nội cấp độ 4: Giai đoạn này búi trĩ sưng phồng, mất độ đàn hồi và không thể co lại. Người bệnh đi đại tiện không bị chảy máu, nhưng dịch nhầy tiết ra khiến hậu môn luôn ẩm ướt, khó chịu.

5. Phương pháp chữa bệnh trĩ nội

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ nội, tùy thuộc vào mức độ khác nhau người bệnh sẽ được đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Người bệnh có thể dùng kết hợp nhiều loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc trợ tĩnh mạch, thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc nhuận tràng... Tuy nhiên việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc đồng nghĩa với việc cũng sẽ có nhiều tác dụng phụ của thuốc tác động lên cơ thể.

vicare.vn-benh-tri-noi-la-gi-phuong-phap-chua-benh-tri-noi-body-3

Phương pháp chích xơ búi trĩ: Phương pháp này dễ thực hiện, an toàn và đơn giản, chích xơ chỉ áp dụng đối với bệnh trĩ nội độ 1 và độ 2.

Thắt trĩ bằng vòng cao su: Phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định đối với điều trị bệnh trĩ nội độ 1 và 2. Nhưng nhiều khi vẫn được áp dụng cho cả bệnh nhân trĩ nội độ 3, tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Nguyên tắc chính của thắt trĩ bằng vòng cao su nhằm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sợi xơ dính vào lớp cơ dưới lớp niêm mạc, cố định ống hậu môn đúng với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn.

Phương pháp quang đông hồng ngoại: Phương pháp này làm cho mô bị đông lại dưới tác động của sức nóng, tạo nên sẹo xơ, qua đó làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định búi trĩ vào ống hậu môn.

Điều trị phẫu thuật trĩ: Áp dụng trong trường hợp bệnh trầm trọng, áp dụng cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ hỗn hợp, trĩ huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, với bệnh trĩ ngoại lớn gây chảy máu và gây đau đớn nhiều. Điều trị trĩ bằng phẫu thuật là triệt để nhất, hiệu quả cao và ít tái phát. Nhưng nhược điểm là bệnh nhân sẽ đau lâu, thời gian lành vết mổ có khi kéo dài 2-3 tháng.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc trĩ nội cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian đông y để chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ áp dụng được cho những trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc. Cách tốt nhất vẫn là nên thăm khám bác sỹ, để có được lời khuyên và cách điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

  • Top 5 cơ sở khám và điều trị bệnh trĩ đáng tin cậy tại Hà Nội
  • Tổng hợp những điều bạn biết về bệnh trĩ nội
  • 4 địa chỉ điều trị bệnh trĩ hiệu quả tại TP. Hồ Chí Minh