Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Trĩ ngoại là bệnh lý thường không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại gây khá nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Việc điều trị sớm bệnh trĩ ngoại sẽ đem lại nhiều kết quả khả quan, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn. Ngược lại nếu điều trị muộn, sẽ rất khó khăn, phức tạp và gây thêm nhiều phiền toái.

Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng giãn các tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới làm cho búi trĩ nổi lên ở bên ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều triệu chứng, biến chứng: viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn,...

Vị trí và cấu tạo: Búi trĩ ngoại khác búi trĩ nội ở chỗ nó nằm ở dưới đường lược, nằm phía ngoài hoặc bờ hậu môn. Cấu tạo búi trĩ ngoại gồm: một lớp da trên bề mặt, bên dưới là các mô liên kết, các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ, mảnh, đan xen dạng mạng lưới (nên gọi là búi).

Nguyên nhân của trĩ ngoại

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng bị kéo giãn dưới áp lực và có thể phình ra hoặc sưng lên. Các tĩnh mạch này bị sưng thành trĩ do sự tăng áp lực ở trực tràng do:

  • Ăn nhiều chất cay, bia rượu.
vicare.vn-benh-tri-ngoai-nguyen-nhan-gay-benh-va-cach-dieu-tri-body-1
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Một số nghề nghiệp phải ngồi nhiều, đứng lâu như thợ may, nhà báo, lái tàu, nhân viên văn phòng.
  • Phải rặn nhiều khi đi tiêu: có thể do táo bón hoặc mắc bệnh lỵ lâu ngày.
  • Tiêu chảy mãn tính.
  • Thời gian đi tiêu kéo dài.
  • Béo phì
  • Mang thai: Trĩ ngoại cũng có thể xảy ra khi bạn mang thai, vì cân nặng của em bé gây áp lực lên vùng hậu môn.
  • Giao hợp qua đường hậu môn
  • Ngoài ra khi bạn già đi, nguy cơ mắc trĩ ngoại của bạn sẽ cao hơn. Đó là bởi vì mô liên kết nâng đỡ các tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn của bạn có thể bị yếu đi và giãn ra.

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại có nhiều loại khác nhau từ đó gây ra các triệu chứng khác nhau.

  • Nếu do tắc mạch trĩ bởi các tĩnh mạch ở hậu môn bị vỡ thì sẽ gây căng tức, rất đau và chảy máu.
  • Nếu trĩ ngoại bị nhiễm trùng, đặc biệt là vùng ngay tại nếp gấp ở lỗ hậu môn có thể gây nên hiện tượng phù nề, đau đớn. Do phù nề, đau đớn như vậy nên sẽ khó khăn trong việc đi tiểu, nên lại dễ gây táo bón, từ đó bệnh trĩ ngày một nặng thêm.
  • Loại trĩ ngoại phức tạp nhất là loại do tĩnh mạch căng, phồng hoặc bị gập. Loại này thường gây ra đau đớn, chảy máu khi đi đại tiện, thậm chí gây tắc hậu môn và gây khó khăn cho việc vệ sinh hậu môn.

Nói chung khi bị trĩ ngoại sẽ xuất hiện đau khi đi đại tiện và ra máu, các tĩnh mạch ở hậu môn giãn to tạo thành các búi trĩ thòi ra ngoài hậu môn. Trĩ ngoại càng lâu càng dễ gây viêm nhiễm, đặc biệt dễ gây viêm phần phụ ở phụ nữ.

Điều trị bệnh trĩ ngoại

Thay đổi thói quen trong ăn uống

Cần uống nhiều nước trong ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau quả, tránh ăn đồ cay, nóng như ớt, tiêu, không nên uống các loại nước có chứa các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà.

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

vicare.vn-benh-tri-ngoai-nguyen-nhan-gay-benh-va-cach-dieu-tri-body-2

Tập thể dục thường xuyên, có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi, đứng quá lâu một chỗ, đặc biệt là ngồi xổm. Không nên gồng hay khiêng vác các vật nặng vì dễ làm căng giãn các tĩnh mạch ở búi trĩ.

Vệ sinh tại chỗ

Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh, tránh gây trầy xướt như hạn chế dùng giấy vệ sinh nhất là những loại giấy cứng vì sẽ gây cọ xát thành hậu môn. Bạn nên ngâm hậu môn với nước ấm có pha muối lượng vừa phải thường xuyên để làm giảm bớt các cơn đau, tránh viêm sưng và để sát trùng tránh viêm nhiễm.

Nếu như mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng, táo bón, lỵ phải điều trị ngay nhằm loại trừ nguyên nhân ban đầu để có thể chữa bệnh trị ngoại nhanh chóng, dễ dàng.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách dùng thuốc

Tùy mức độ nặng nhẹ của trĩ ngoại như chảy máu nhiều, viêm sưng hay đau rát ở búi trĩ có thể dùng thuốc uống hay loại thuốc bôi ngoài để chữa bệnh trĩ ngoại:

Các loại thuốc uống có thể ở dạng viên nén hay viên nang. Chúng có tác dụng thấm sâu vào bên trong, tác động lên thành của tĩnh mạch, làm cho chúng chắc lại, tránh co thắt. Ngoài ra còn có tác dụng giảm sưng phù và đau, giúp cầm máu, ngăn chặn viêm nhiễm trong trường hợp búi trĩ chảy máu.

Dùng loại thuốc dùng ngoài như thuốc đặt hay thuốc mỡ để bôi trĩ được dùng trên vùng trĩ bị tổn thương, có tác dụng giảm đau đớn, giảm ngứa, sát trùng, ngăn viêm nhiễm. Tuy nhiên chúng chỉ làm giảm bớt các triệu chứng chứ bệnh trĩ ngoại vẫn chưa khỏi hẳn.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật

vicare.vn-benh-tri-ngoai-nguyen-nhan-gay-benh-va-cach-dieu-tri-body-3

Cách chữa bệnh trĩ ngoại theo phương pháp phẫu thuật này chỉ áp dụng khi bệnh trĩ đã ở những giai đoạn sau, trĩ đã bị viêm loét, nhiễm trùng cấp tính và có nguy cơ gây cho bệnh nhân nhiễm trùng trầm trọng. Phẫu thuật có thể cắt bỏ từng búi trĩ, giữ lại phần phần cơ bên trong, sau đó khâu lại vết thương đóng hay để hở. Tuy nhiên, việc phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, các bác sĩ luôn cân nhắc điều trị phẫu thuật đối với những bệnh nhân uống thuốc không khỏi hoặc những giai đoạn sau.

Một lời khuyên hữu ích khác: Khi điều trị trĩ ngoại là bạn nên đến các cơ sở y tế có uy tín để được khám và điều trị, có như vậy bạn mới dễ dàng đạt được kết quả tốt nhất.

Xem thêm:

  • Trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
  • Cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền?