Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Có rất nhiều lý do đáng yêu và thiêng liêng khi trở thành một người mẹ: cảm giác phấn khích, sự chuẩn bị cho một sinh linh mới và cảm giác được trở thành bố mẹ... Tuy nhiên, việc mang thai không lúc nào là dễ chịu - đặc biệt bị bệnh trĩ khi mang thai là một “trải nghiệm” không mong muốn của bất kì người mẹ nào.

Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ, làm sưng và viêm tĩnh mạch ở hậu môn và vùng thấp của trực tràng. Và bệnh này được xem là một trong những triệu chứng sinh lý thường gặp khi mang thai. Khoảng 30-50% phụ nữ khi mang thai có thể mắc bệnh trĩ và tùy mức độ nhiều hay ít. Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị trĩ ? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để làm rõ thêm vấn đề này.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị trĩ?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ thuận lợi để phát sinh bệnh trĩ khi mang thai. Nhưng cơ chế chung thường do tình trạng tăng áp lực ổ bụng kéo dài và sự lỏng lẽo của các mô vùng chậu gây nên. Có thể lý giải lý do tại sao phụ nữ khi mang thai lại dễ mắc bệnh trĩ hơn người bình thường qua những giả thuyết sau:

  • Thai nhi càng phát triển, trọng lượng càng tăng dẫn đến tăng áp lực lên các mô và cơ quan nội tạng của mẹ. Do đó sẽ làm hạn chế dòng máu hồi lưu ở các tĩnh mạch trong vùng chậu. Dẫn đến ác tĩnh mạch trong thành trực tràng sẽ bị phình và căng hết cỡ khiến chúng trở nên yếu đi.
  • Progesterone tăng lên khi có thai gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Dẫn đến chúng không còn vững chắc như thường ngày, thành tĩnh mạch có xu hướng bị sưng lên và mở rộng ra.
  • Sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ khi mang thai để cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho thai nhi.. Dẫn đến các van thành mạch sẽ phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim.
  • Ngoài ra các nhân tố tác động làm tăng cơ hội mắc bệnh trĩ cũng thường đi kèm như: Táo bón, Căng thẳng khi mang thai, Ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài sẽ làm bệnh trĩ dễ xuất hiện hơn
vicare.vn-benh-tri-khi-mang-thai-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-toan-cho-me-va-be-body-1
Bệnh trĩ là 1 căn bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai dễ bị loại trĩ nào?

Bệnh trĩ được chia làm hai loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Còn trĩ hỗn hợp là sự xuất hiện đồng thời của cả trĩ nội và trĩ ngoại

Theo nghiên cứu gần đây của đại học Rochester ớ Anh, bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai có thể gặp là bất cứ dạng nào.

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Nguy cơ bệnh trĩ xuất khi mang thai hiện tăng dần theo tuổi thai. Tuổi thai càng lớn thì áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu càng tăng.

Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai sẽ dễ mắc bệnh trĩ vào khoảng từ 3 tháng giữa của thai kỳ trở đi và thường gặp nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ khi thai đã lớn và áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu nhiều hơn.

Điều trị bệnh trĩ khi mang thai như thế nào và có an toàn cho mẹ và bé hay không?

Bệnh trĩ ở phụ nữ có thai hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi trừ khi phải dùng các loại thuốc đặc trị. Đối với phụ nữ có thai, Tùy cấp độ của bệnh trĩ mà chúng ta có các phương pháp trị liệu khác nhau

Đối với bệnh trĩ cấp độ 1, 2 thì lựa chọn tốt nhất vẫn là điều trị nội khoa (dùng thuốc) Đây là phương pháp được lựa chọn chủ yếu làm giảm nhẹ các triệu chứng chứ không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh. Hầu hết các thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu với các triệu chứng này và chỉ cảm thấy thoải mái sau khi sinh con. Các phương pháp này bao gồm:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích (rượu, cà phê, trà...) Các thức ăn nhiều gia vị. Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ, rau quả.
  • Vận động: Đơn giản là đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tình trạng tiêu hóa.
  • Ngâm hậu môn nước ấm 2-3 lần một ngày, mỗi lần khoảng 15 phút.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
  • Thuốc: có thể dùng các thuốc có tính chất kháng viêm, hỗ trợ tĩnh mạch hoặc các thuốc mỡ bôi tại chỗ. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự ý dùng thuốc

Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật thường được áp dụng sau khi bệnh nhân sinh xong vì một số thuốc gây mê có thể ảnh hưởng đến thai.

  • Đối với bệnh trĩ khi mang thai độ I, độ II: có thể tiêm xơ, thắt búi trĩ bằng vòng, liệu pháp đông lạnh, quang học hoặc đốt điện là những thủ thuật được áp dụng ở mức độ này.
  • Đối với bệnh trĩ khi mang thai giai đoạn III, IV: Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng, phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật cắt trĩ từng búi Saint Mark và phương pháp mổ bằng Longo. Theo Bác sĩ Nguyễn Quốc Vinh (Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City): So với các biện pháp mổ trĩ truyền thống (cắt trĩ trực tiếp) thì mổ Longo là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, vết mổ được thực hiện phía trên đường lược (nơi có rất ít các cơ quan cảm thụ cảm giác) và sử dụng máy khâu cắt nối cắt khoanh niêm mạc. Từ đó, giảm lượng cấp máu đến búi trĩ, ít gây đau đớn, tác dụng phụ, bảo tồn được lớp đệm hậu môn cho người bệnh.

Phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?

Khi xuất hiện các triệu chứng như trên. Các sản phụ đừng ngại ngùng mà hãy đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và nhận được sự điều trị tốt nhất cho bạn

Tuy nhiên để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh, các sản phụ có thể tham khảo những lời khuyên sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ: trái cây, rau và ngũ cốc... nhằm làm mềm phân, giúp tránh được những căng thẳng dẫn đến trĩ hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh trĩ hiện có.
vicare.vn-benh-tri-khi-mang-thai-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-toan-cho-me-va-be-body-2
Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ là một trong những biện pháp phòng ngừa trĩ ở phụ nữ mang thai
  • Bổ sung chất xơ: Hầu hết mọi người không nhận được đủ lượng chất xơ một ngày trong chế độ ăn uống. Nghiên cứu cho thấy bổ sung nhiều chất xơ sẽ cải thiện các triệu chứng tổng thể và chảy máu từ bệnh trĩ. Những sản phẩm này giúp giữ cho phân mềm.
  • Uống nhiều chất lỏng: Uống nhiều nước và các chất lỏng không cồn khác để giữ cho phân mềm.
  • Hạn chế thực phẩm, thức uống gây hại: rượu, bia, thức ăn cay...
  • Tránh căng thẳng: nhằm giảm áp lực trong các tĩnh mạch ở trực tràng.
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu
  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu: đặc biệt là đi vệ sinh vì có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Đừng cố gắng sức để rặn. Nếu không đi được, nên đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh
  • Tập bài tập Kegel hàng ngày: bài tập này giúp tăng cường trương lực các cơ vùng sàn chậu giúp hỗ trợ trực tràng của bạn và có thể cải thiện lưu thông máu ở vùng trực tràng.

Trĩ là một căn bệnh phổ biến và rất thường gặp. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, vì cơ thể người mẹ sẽ phải chịu thêm những tác động từ phía thai nhi và các hoạt động chuyển hóa trong thai kỳ do đó tình trạng áp lực ổ bụng bị tăng nhiều hơn. Do đó nếu có các triệu chứng như trên xảy ra trong quá trình mang thai. Hãy đến gặp các bác sĩ ngay đồng thời thay đổi lối sống và chế độ ăn hợp lý và khoa học sẽ góp phần phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh khi đã xảy ra.

Xem thêm:

  • Bị trĩ khi mang thai cần phải làm gì?
  • Cách đối phó nếu bị trĩ khi mang thai đơn giản mà cực kỳ hiệu quả