Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ có tự khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người khi mắc phải bệnh này. Người bị bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại, xấu hổ do bệnh tại vùng kín. Trong độ tuổi ngoài 40 có tới 30-40% người mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ có tự khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người khi mắc phải bệnh này. Người bị bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại, xấu hổ do bệnh tại vùng kín. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm-Chủ tịch hội Hậu môn, Trực tràng học Việt Nam: Trong độ tuổi ngoài 40 có tới 30-40% người mắc bệnh trĩ. Vậy làm thế nào để chúng ta biết đang bị bệnh trĩ và bệnh trĩ có thể tự khỏi được không? Hãy tham khảo bài biết dưới đây.

1. Thế nào là bệnh trĩ

Trĩ là hiện tượng giãn quá mức đám rối xung quanh tĩnh mạch hậu môn dưới áp lực bị đè nén. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là:

  • Đại tiện ra máu: Ban đầu, máu ra ít, phải quan sát rất kỹ mới thấy một chút máu trên phân. Khi tiến triển nặng, lượng máu chảy ra ngày càng nhiều, đôi khi chảy thành tia.
  • Hậu môn đau rát: Xuất hiện ban đầu là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, sau chuyển dần thành đau rát, đặc biệt đau tăng mỗi lần đi vệ sinh hay ngồi lâu, nguyên nhân do búi trĩ cọ xát bị trầy xước gây nên.
  • Sa búi trĩ: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn khi người bệnh đi cầu, mật độ ngày càng nhiều mà không thể tự co lại được nếu không có biện pháp can thiệp.

Nguyên nhân mắc trĩ là do thói quen lười hoạt động, áp lực căng thẳng từ công việc, ăn uống không khoa học, điều độ, sử dụng chất kích thích.

vicare.vn-benh-tri-co-tu-khoi-duoc-khong-body-1

2. Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ không thể tự khỏi được nếu không có biện pháp kiêng khem hay điều trị kịp thời. Càng để lâu không điều trị, bệnh càng dễ biến chứng gây hậu quả sức khỏe, tâm lý. Trên thực tế, bệnh trĩ không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, gây tâm lý khó chịu, mất tự tin, không thoải mái.

Bệnh trĩ chia thành 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Đối với trĩ nội độ 1,2,3 và trĩ ngoại thể nhẹ chưa có biến chứng thì chỉ cần điều trị nội khoa tích cực. Khi bệnh tiến triển nặng thành trĩ nội độ 4 hoặc trĩ ngoại có biến chứng, bắt buộc cần có can thiệp thủ thuật và phẫu thuật.

3. Làm gì khi bị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ gây khó khăn, cản trở sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây tâm lý tự ti, ái ngại. Một số trường hợp có thể bị viêm nhiễm hậu môn do búi trĩ bị rách, trầy xước, làm giảm ham muốn và khả năng tình dục. Nếu để lâu, bệnh tiến triển nặng dễ gây ung thư trực tràng.

Bệnh trĩ có nguy cơ tái phát cao, ngay cả khi đã cắt búi trĩ thì vẫn có khả năng bị sa giáng trở lại. Người bệnh cần có biện pháp dự phòng thích hợp.

Vậy khi bị bệnh trĩ, chúng ta nên làm gì?

  • Tuyệt đối không được giấu bệnh: Đừng vì tâm lý e ngại mà không đến khám hay gặp bác sĩ chuyên khoa. Chỉ cần thấy 1 trong các biểu hiện như táo bón lâu ngày, đại tiện đau rát có lẫn máu, sa búi trĩ... hãy đến ngay cơ sở y tế thăm khám kịp thời.
  • Không điều trị theo các phương pháp truyền miệng, mẹo hay lời đồn vô căn cứ, chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng.
  • Tập thói quen đại tiện đúng giờ, theo nhu cầu, không nên nhịn hay rặn đại tiện, không nên ngồi quá lâu.
  • Tăng cường vận động, đi lại, thể dục thể thao hàng ngày. Hạn chế làm việc nặng nhọc, mang vác nhiều sẽ khiến búi trĩ sa nặng hơn.
  • Thay đổi thói quen ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh có tính nhuận tràng như rau dền, rau mồng tơi, rau đay,... hoa quả và chất xơ. Hạn chế chất kích thích, đồ cay nóng,... Uống nhiều nước trong ngày.
  • Trong trường hợp cấp (chảy nhiều máu, đau rát,...) có thể sử dụng chất làm bền thành mạch theo chỉ định của bác sĩ.
vicare.vn-benh-tri-co-tu-khoi-duoc-khong-body-2

Địa chỉ khám và điều trị bệnh trĩ

Cùng với việc cải thiện chế độ sinh hoạt hợp lý, bạn cũng nên định kỳ tới cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể tình trạng và có hướng điều trị hợp lý. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện uy tín trong nước như:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện tư nhân lớn nhất cả nước, có quy mô và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đây là địa chỉ khám và điều trị uy tín của người dân cả nước.

Bệnh viện Bạch Mai trực thuộc tuyến trung ương, là một trong những bệnh viện công lớn nhất Việt Nam. Hiện cả viện có hơn 1.400 giường bệnh cùng đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm với trình độ sau đại học.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hay gọi tắt là Quân Y viện 108 trực thuộc Bộ Quốc Phòng: Là bệnh viện tuyến cuối của quân đội, đây cũng được coi là một trong những địa chỉ uy tín trong việc điều trị các bệnh nội ngoại khoa.

Xem thêm:

  • Cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền?
  • Bệnh trĩ và những điều ai cũng nên “giắt túi”
  • Chữa bệnh trĩ ngoại như thế nào là hiệu quả, an toàn?