Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Ngày nay, bệnh trĩ là một loại bệnh lý khá phổ biến và thường gặp ở những người phải ngồi cố định một chỗ trong thời gian dài như học sinh và dân văn phòng,... Vậy bệnh trĩ có nguy hiểm không, có đe dọa tới tính mạng người bệnh hay không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn.

1. Tìm hiểu về bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay còn có tên gọi là bệnh lòi dom. Bệnh lý này hình thành do hiện tượng phình tĩnh mạch, co giãn quá mức ở phần mô quanh hậu môn. Thông thường, phần mô xung quanh hậu môn có nhiệm vụ co giãn để kiểm soát việc thải phân trong quá trình đại tiện. Nhưng với người bị trĩ, các mô này sưng và phồng lên, thành tĩnh mạch suy yếu gây khó khăn và đau đớn khi đại tiện.

Bệnh trĩ được chia ra làm hai loại gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau rát khi đại tiện, đi ngoài ra máu, ngứa ngáy hậu môn và sa búi trĩ,... Bệnh lý này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ sinh hoạt khó khăn và không thể thoải mái suốt cả ngày.

Vậy bệnh trĩ có gây nguy hiểm không? Nhìn chung, bệnh trĩ không phải là bệnh nan y và khi được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì tỉ lệ chữa dứt điểm bệnh là rất lớn. Tuy nhiên, dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu để bệnh trĩ diễn tiến nặng thì sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là nó có thể dẫn đến bệnh ung thư trực tràng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

vicare.vn-benh-tri-co-nguy-hiem-khong-body-1

2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

  • Gây nghẹt búi trĩ: Khi bệnh diễn tiến nặng, áp lực từ tĩnh mạch trong trực tràng khiến máu không thể lưu thông, các cơ thành hậu môn bị nghẹt dẫn tới việc đi lại khó khăn và khiến cho bệnh nhân vô cùng đau đớn. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng sẽ ngày càng trở nặng và có thể dẫn đến nhiễm trùng hậu môn, apxe hậu môn,...
  • Gây rò hậu môn: Rò hậu môn là tình trạng búi trĩ bị vỡ loét hình thành lỗ rò làm chất thải bị rò rỉ ra ngoài không kiểm soát, khiến cho người bệnh khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Ở giai đoạn nặng hơn còn có thể dẫn đến chảy máu cấp, rất nguy hiểm tới tính mạng.
  • Gây thiếu máu: Bệnh trĩ đi kèm với hiện tượng đi ngoài ra máu. Và khi “sống chung” với bệnh trong một thời gian dài thì lượng máu mất đi là khá lớn và càng tăng dần theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc này dẫn đến hiện tượng thiếu máu, thiếu sắt và gây suy nhược cơ thể, người bệnh thường xuyên đau đầu, mệt mỏi và dễ bị ngất xỉu. Nếu để hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn tới suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh.
  • Hoại tử gây nhiễm trùng máu: Khi búi trĩ bị nghẹt không thu vào được thì sẽ rất dễ bị nứt vỡ, bị rách. Cộng với môi trường ở hậu môn ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh dễ khiến những vết thương ấy bị nhiễm trùng, để lâu sẽ gây ra hoại tử. Các cấp độ nhiễm khuẩn là khác nhau và trong tình trạng xấu nhất có thể gây ra nhiễm trùng máu, đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng.
  • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng, lo âu, mệt mỏi và gặp phải hiện tượng đau nhức lưng dưới, đau nhức xương. Lâu dần dẫn đến tình trạng ức chế thần kinh, suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Dẫn đến ung thư trực tràng: Một khi hậu môn đã bị viêm nhiễm nặng thì sẽ rất dễ dẫn đến ung thư trực tràng. Đây là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Khi này, bệnh đã diễn tiến ác tính và rất khó có thể ngăn chặn được sự di căn của các tế bào ung thư. Khi gặp biến chứng này thì người bệnh thường rơi vào trạng thái tuyệt vọng và tỉ lệ tử vong rất cao.

Như vậy ta có thể thấy bệnh trĩ có những biến chứng vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Vì vậy, khi phát hiện ra những dấu hiệu sớm của bệnh, ta nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời và dứt điểm. Tránh mang tâm lý e ngại, tự ti mà khiến bệnh trở nặng. Khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn, việc chữa trị không chỉ khó khăn hơn, tốn kém tiền của và thời gian mà còn gây nguy hiểm tới tính mạng của bạn.

vicare.vn-benh-tri-co-nguy-hiem-khong-body-2

3. Những địa chỉ khám bệnh trĩ uy tín, đảm bảo

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Vinmec hiện là một trong những bệnh viện đa khoa quốc tế hiện đại thuộc top đầu cả nước, là địa chỉ tin cậy để bệnh nhân có thể yên tâm khám và điều trị bệnh trĩ. Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có một đội ngũ bác sĩ, phẫu thuật viên chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Tiêu biểu có thể kể đến như bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh với 15 năm kinh nghiệm về phẫu thuật hậu môn trực tràng và ổ bụng trong lĩnh vực tiêu hóa-gan mật; bác sĩ Nguyễn Quốc Vinh trên 10 năm kinh nghiệm về phẫu thuật tiêu hóa và phẫu thuật nội soi.

Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ hiệu quả tối đa. Hệ thống phòng mổ hiện đại, tiên tiến, tiệt trùng tuyệt đối, đáp ứng nhu cầu phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp.

Hotline đặt hẹn: (024) 3974 3556

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

vicare.vn-benh-tri-co-nguy-hiem-khong-body-3

Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa trực thuộc Viện Phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đây là một trong những địa chỉ hàng đầu về phẫu thuật tiêu hóa tại Việt Nam, được trang bị những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, thực hiện được những kỹ thuật cao đạt trình độ của các bệnh viện lớn trong nước, khu vực và quốc tế.

Hotline đặt hẹn: 0246 2784 101

Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, HN.

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM hiện nay là một bệnh viện công hạng 1 thuộc Sở Y tế Thành phố. Phân khoa Hậu môn – Trực Tràng của bệnh viện tập trung một đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Đồng thời được trang bị đầy đủ những phương tiện chẩn đoán hiện đại để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Hotline đặt hẹn: (84.28) 3855 4269

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, 11, quận 5, T.P HCM

Xem thêm:

  • Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì
  • Kinh nghiệm điều trị khỏi bệnh trĩ sau 2 tháng hiệu quả
  • Làm rõ 4 triệu chứng bệnh trĩ: nhận biết sớm, điều trị hiệu quả