Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến, tỷ lệ bệnh nhân mắc ngày càng cao. Vậy bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ có lây không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trĩ được chia thành 2 nhóm chính: trĩ nội và trĩ ngoai, các phân biệt này dựa trên vị trí xuất hiện của búi trĩ.
Búi trĩ nằm ở thành ống hậu môn thì được gọi là trĩ nội. Nếu búi trĩ nằm ở sát ngay lỗ hậu môn thì được gọi là trĩ ngoai. Dù bệnh nhân bị bệnh trĩ nội hay ngoại thì đều ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt với những triệu chứng khó chịu như búi trĩ ra ngoài hậu môn, chảy máu, đau rát. Hơn nữa bệnh trĩ điều trị rất khó dứt điểm, người nhà bệnh trĩ thường hoang mang sợ rằng bệnh trĩ sẽ lây lan.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Búi trĩ được hình thành từ những mạch máu tĩnh mạch, tĩnh mạch bị ứ máu thành mạch giãn ra và tạo nên những búi trĩ. Để trả lời băn khoăn bệnh trĩ có lây không thì chúng ta phải tìm hiêu rnguyeen nhân gây bệnh.
Số lượng bệnh nhân mắc trĩ ngày càng gia tăng, có khoảng 20-30% dân số ở các tỉnh phía Bắc bị bệnh trĩ hành hạ. Đối tượng dễ bị bệnh trĩ nhất là người già, nhân viên văn phòng và phụ nữ mang thai.
- Do ăn uống sai cách: Nếu bạn thường xuyên chọn những món ăn gây nóng trong người, món ăn cay, rất nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, cà phê, ăn muộn buổi tối dễ gây bệnh trĩ.
- Ít vận động: Công việc ngồi nhiều, đứng nhiều giờ liền, lười vận động, nhất là tư thế ngồi sai sẽ làm gia tăng áp lực vùng hậu môn, lâu ngày hình thành nên những búi trĩ.
- Do tâm lí thiếu ổn định: Nếu bạn thường xuyên bị áp lực công việc, đối mặt với stress, căng thẳng thì nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người khác 3-40%. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho việc điều trị bệnh trĩ khó khăn hơn.
- Bị bệnh táo bón: Táo bón là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Nếu tình trạng này thi thoảng xuất hiện là điều bình thường, do chế độ ăn của bạn thiếu chất xơ bạn chỉ cần bổ sung nước và chất xơ. Nhưng táo bón lâu ngày, từ ngày này sang ngày khác thì búi trĩ sẽ được hình thành, ngày càng đẩy ra ngoài lỗ hậu môn.
- Vận động mạnh: Những người thường mang vật nặng, vận động viên đua xe đạp có nguy cơ bị bệnh trĩ rất cao do lực bị dồn xuống phần mông, hậu môn và chân.
- Do đại tiện không điều độ: Chính thói quen nhịn đại tiện sẽ khiến cho hoạt động đào thải của cơ thể bị rối loạn, lâu ngày dẫn đến ùn ứ chất thải, táo bón kéo dài và gây bệnh trĩ. Vì thế bạn hãy tập cho mình thói quen khác có lợi hơn, nên đại tiện vào một thời điểm trong ngày.
Bệnh trĩ có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh trõ không liên quan hoặc không thể gây nên sự lây nhiễm. Nếu trong gia đình bạn đang có người bị bệnh trĩ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Vì bệnh trĩ không lây nhiễm. Các bác sĩ chưa từng ghi nhận trường hợp nào bị trĩ, lây từ người này sang người khác.
Bệnh trĩ không lây lan nhưng không vì thế mà tỷ lệ mắc bệnh trĩ hàng năm giảm đi, mà còn có xu hướng gia tăng. Nếu không may bị bệnh trĩ sẽ rất khó chịu, bởi những triệu chứng sau:
- Bị chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu bệnh nhân sẽ tháy một lượng kín máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm và thường gặp nhất. Nếu rặn nhiều máu sẽ chảy thành giọt hoặc thành tia. Bị trĩ nặng, ngồi xổm cũng chảy máu.
- Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do chảy dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
- Đau đớn, khó chịu, từ không đau đến đau ít và rất đau do nứt hậu môn hoặc tắc nghẹt hậu môn.
- Sưng vùng quanh hậu môn
- Có một khối nhô lên gần hậu môn, rát, đau.
Bệnh trĩ lâu ngày không chữa trị có thể gây ra tắc mạch, viêm da vùng hậu môn khó chữa trị.
Nếu trĩ bình thường chưa nặng có thể điều trị nội khoa, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu bệnh trĩ nặng sẽ phải dùng thủ thuật thắt búi trĩ, chích xơ chỉ định, cắt trĩ bằng phương pháp Longo...
Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh trĩ thì cần giữ cho phân mềm, để phân dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám như lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,... để làm mềm phân, tăng khối lượng phân. Nên thêm chất xơ vào chế độ ăn uống để không xì hơi quá nhiều.
- Uống nhiều nước, nên uống nước từ sáu đến tám ly, các chất lỏng khác, nước ép hoa quả để làm mềm phân.
- Xem xét chất bổ sung chất xơ, đa phần chúng ta không nhận đủ chất xơ khuyến cáo là 25 gram mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 gram/ ngày với nam. Bổ sung đủ chất xơ sẽ giảm triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ. Sử dụng chất xơ bổ sung, uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, chữa táo bón.
- Tuyệt đối không rặn mạnh khi đi đại tiện vì rặn mạnh tạo nên áp lực đến các tĩnh mạch, trực tràng, búi trĩ phình to, dễ chảy máu.
- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi, nếu bỏ lỡ cảm giác đi cầu, niêm mạch trực tràng dần hấp thu trong nước, phân bị ứ đọng, khô cứng, rất khó đi cầu.
- Tập thể dục hàng ngày để ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch.
- Tránh ngồi lâu, giảm áp lực công việc, với dân văn phòng nên đi lại thường xuyên hơn.
Vừa rồi Vicare đã lý giải bệnh trĩ có lây không? Bạn nên phòng ngừa bệnh trĩ bằng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học đảm bảo một sức khỏe tốt. Việc chảy máu từ hậu môn trực tràng ngoài trĩ có rất nhiều bệnh khác như ung thư đại trực tràng, ung thư ống hậu môn hoặc polyp trực tràng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm :
- Để trĩ không còn là nỗi lo, cần biết khi điều trị trĩ
- Những điều cần biết về bệnh trĩ
- Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì