Bệnh trào ngược dạ dày thực quản - triệu chứng và cách điều trị
Ợ hơi, ợ nóng hay ợ chua là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo chứng trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ nhưng không trị được dứt điểm do nhiều trường hợp không được chuẩn đoán đúng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản - triệu chứng và cách điều trị
Thế nào là trào ngược dạ dày thực quản?
Thực quản có nhiệm vụ đưa thức ăn uống dạ dày để tiêu hóa rồi tiếp tục chuyển xuống ruột non. Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình chuyển hóa thức ăn gặp trục trặc khiến cho acid và thức ăn trào ngược lại dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày gồm acid, pepsin dư thừa lẫn thức ăn trào ngược lên thực quản gây các triệu chứng điển hình của bệnh. Do thực quản không quen với môi trường acid nên nếu sự trào ngược diễn ra thường xuyên sẽ gây viêm thực quản, loét thực quản và có thể dẫn đến ung thư thực quản.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa, nối với dạ dày thông qua một cơ vòng. Cơ vòng này có tác dụng như “nắp đậy” và dạ dày như “thùng chứa” để nhận và tiêu hóa thức ăn. Cơ vòng chỉ mở ra nuốt thức ăn và “nắp đậy” này sẽ đóng lại khi thức ăn nuốt xuống “thùng chưa” là dạ dày ở bên dưới. Ở một số người, “nắp đậy” không thực hiện đúng chức năng nên luôn mở sau khi ăn xong.
Một số nguyên nhân cơ bản làm giãn cơ vòng, gây ra triệu chứng bệnh nhưng ít người để ý, đó là:
- Sử dụng nhiều socola
- Uống nhiều rượu, bia, café, thuốc lá
- Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, viêm phế quản
Ngoài ra, bệnh cũng thường gặp ở người đang mang thai, người thừa cân béo phì.
Dạ dày được ví như cái thùng chứa thức ăn, nếu “thùng đầy” tức là tình trạng dạ dày bị quá tải so với chức năng thông thường, tiêu hóa và tống thức ăn xuống ruột non.
Sô-cô-la, rượu, cà phê, thuốc lá hoặc một số thuốc điều trị cao huyết áp, viêm phế quản,... cũng làm giãn cơ vòng. Bệnh này cũng dễ gặp ở những người béo phì, người đang mang thai.
Triệu chứng và cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh là chứng ợ nóng. Tình trạng đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng, viêm họng, bệnh lý tim phổi ...cũng là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày nhưng dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác hoặc có khi bệnh cũng không có biển hiện cụ thể. Khi xuất hiện các biến chứng hoặc nội soi mới phát hiện ra đúng bệnh.
Triệu chứng bệnh ợ hơi, ợ nóng, ợ chua sẽ nặng hơn vào ban đêm, ở tư thế nằm.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ được chẩn đoán và được điều trị trong thời gian từ 4 – 8 tuần nếu không có dấu hiệu báo động của bệnh lý nghiêm trọng như: nuốt khó, nuốt đau, sụt cân, chán ăn, thiếu máu, chảy máu đường tiêu hóa, triệu chứng mới xuất hiện gần đây ở người lớn tuổi trên 50 tuổi.
Để điều trị bệnh trào ngược thực quản, bạn có thể sử dụng các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn phụ thuộc vào thuốc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống dưới đây để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh.
- Uống nước nha đam: trong nha đam có tín chất kháng khuẩn nên giúp làm dịu đường thực quản và hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng của tình trạng trào ngược acid.
- Sử dụng giấm táo: cũng có tác dụng tương tự giống nha đam, giúp giảm tình trạng trào ngược.
- Không ăn các thực phẩm có chứa nhiều acid như cà chua, đồ cay nóng, đồ uống chứa caffeine hoặc cacbonat, thức ăn nhanh, thức ăn thô, cứng ...
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: ăn thành nhiều bữa và bữa nhỏ sẽ giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, hạn chế sự tiết dịch acid trong dạ dày.
- Hạn chế ăn tối muộn: bạn nên ăn bữa tối trước 8h tối vì khoảng cách giữa bữa tối và thời gian đi ngủ bị rút ngắn, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết nên khi nằm xuống, acid trong dạ dày sẽ trào lên gây khó chịu.
- Gừng là một một loại gia vị thường sử dụng, có tác dụng điều trị chứng bệnh này rất hiệu quả. Một số bài thuốc kết hợp với gừng như uống một cốc nước gừng ấm vào buổi sáng, thêm một chút đường phèn giúp kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa và tăng cường tuần hoàn máu. Dùng một chút nước gừng tươi pha cùng chanh và mật ong theo tỉ lệ nhất định cũng là bài thuốc rất hiệu nghiệm đối với người mắc trào ngược dạ dày thực quản. Một lọ gừng ngâm dấm, dùng vào buổi sáng hoặc dung kèm trong các bữa ăn cũng là một bài thuốc tốt cho trào ngược dạ dày thực quản.
Các nhóm thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản
- Bánh mì, bột yến mạch: giúp thu hồi lượng acid trong dạ dày, hạn chế những tổn thương trong thực quản.
- Đỗ đậu: có chứa nhiều chất xơ, acid amino
- Đạm dễ tiêu hóa: như thịt ngan, thịt lợn thăn, lưỡi lợn ... giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày.
- Sữa chua: có chứa men lợi khuẩn giúp cải thiện tiêu hóa, tuy nhiên không nên ăn khi đói.
- Nghệ và mật ong: là 2 loại thực phẩm rất tốt cho dạ dày do nghệ và mật ong đều có tính kháng khuẩn cao, là gia vị phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh mãn tính nên thời gian điều trị cần kiên trì kể cả khi triệu chứng không còn. Kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ dinh dưỡng, luyện tập sẽ giúp quá trình điều trị bệnh mang lại kết quả cao.
Xem thêm:
- Vì sao chứng trào ngược dạ dày thực quản lại gây ra bệnh ung thư dạ dày
- Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày thực quản
- Trào ngược dạ dày thực quản điều trị như thế nào để dứt điểm?