Bệnh trái rạ bao nhiêu ngày thì hết

Bệnh trái rạ (hay còn gọi là bệnh thủy đậu) là một bệnh thường gặp và dễ lây lan. Do tính chất gây mụn phỏng rộp nước khắp cơ thể, bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Cần chú ý gì khi mắc bệnh này? Bệnh trái rạ bao nhiêu ngày thì hết? Những thắc mắc này sẽ được giải thích ở bài viết dưới đây.

Bệnh trái rạ bao nhiêu ngày thì hết Bệnh trái rạ bao nhiêu ngày thì hết

Bệnh trái rạ (hay còn gọi là bệnh thủy đậu) là một bệnh thường gặp và dễ lây lan. Do tính chất gây mụn phỏng rộp nước khắp cơ thể, bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Cần chú ý gì khi mắc bệnh này? Bệnh trái rạ bao nhiêu ngày thì hết? Những thắc mắc này sẽ được giải thích ở bài viết dưới đây.

Biểu hiện của bệnh trái rạ

Bệnh trái rạ ( hay còn được gọi là bệnh thủy đậu) là bệnh do virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh trái rạ có biểu hiện:

  • Xuất hiện nốt phồng rộp, có mọng nước
  • Cảm thấy rát tại chỗ phồng rộp
  • Bệnh nhân có thể sốt cao, cơ thể mệt mỏi, có thể đau nhức

Bệnh trái rạ có tính chất lây lan qua các chất tiết, tiếp xúc da thông thường, chạm vào mụn nhọt và dịch tiết của các mụn phỏng trên da. Ngoài ra bệnh còn lây lan qua đường hô hấp hoặc các dụng cụ sinh hoạt cá nhân dùng chung với người bệnh. Do đường lây như vậy nên chúng lây lan rất nhanh chóng và khả năng gây thành dịch cao trong vùng dân cư, nhà trẻ, gia đình, cơ quan, công ty...

Việc tiêm phòng văc-xin Varicella-Zoster để gây miễn dịch chủ động có thể ngăn chặn được mắc bệnh trái rạ.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất vào lứa tuổi từ 2-5 tuổi vì đây là giai đoạn mà hệ miễn dịch của trẻ phát triển chưa đầy đủ, hệ miễn dịch chưa toàn diện nên chưa có khả năng chống đỡ với tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào. Ngoài ra đây là lứa tuổi đi nhà trẻ, khả năng lây lan qua tiếp xúc, vui chơi, dùng đồ chung là rất cao.

vicare.vn-benh-trai-ra-bao-nhieu-ngay-thi-het-body-1

Các giai đoạn của bệnh trái rạ

Trước khi tìm hiểu bệnh trái rạ bao nhiêu ngày thì hết, ta cần hiểu bệnh trái rạ trải qua những giai đoạn như thế nào trước khi khỏi. Thông thường bệnh trái rạ chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn ủ bệnh: giai đoạn này được tính từ khi virus xâm nhập vào cơ thể và cư trú tiềm tàng trong cơ thể cho đến khi cơ thể có triệu chứng bệnh đầu tiên. Thông thường giai đoạn này kéo dài khoảng 2 tuần với những cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, còn ở những cơ thể miễn dịch yếu như phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ em, người suy giảm miễn dịch thì bệnh biểu hiện sớm hơn.
  • Giai đoạn khởi phát: sau khi nhiễm virus từ 1-3 tuần thì cơ thể xuất hiện sốt nhẹ, sổ mũi, mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, đau đầu... Những nốt mẩn ngứa nổi đỏ trên da khắp cơ thể cũng bắt đầu xuất hiện.
  • Giai đoạn toàn phát: giai đoạn này chỉ kéo dài từ 2-3 ngày, các nốt phỏng đỏ mụn nước trên da xuất hiện nhiều, dày đặc hơn. Các nốt phỏng nước bên trong chứa nhiều dịch, chất tiết, có thể có dịch đặc như mủ. Giai đoạn này là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh và cung là giai đoạn cần điều trị tích cực nhất để tránh các biến chứng của bệnh.

Người bệnh ở giai đoạn toàn phát nên ở nhà, hạn chế tiếp xúc với mọi người vì đây là giai đoạn lây lan mạnh nhất của bệnh. Virus trong các mụn phỏng nước ở giai đoạn này có nồng độ hoạt động cao, tính chất lây lan mạnh đặc biệt trong giai đoạn từ 1-2 ngày trước khi nổi mẩn đỏ và kéo dài đến khoảng 5 ngày sau khi những nốt rộp được hình thành.

  • Giai đoạn hồi phục : giai đoạn này các nốt phỏng nước xẹp dần, khô và đóng vảy lại. Tuy nhiên vẫn cần bôi thuốc và điều trị cách li vì bệnh vẫn còn khả năng lây lan. Thông thường chỉ sau 4-5 ngày kể từ khi xuất hiện nốt phỏng là các nốt sẽ rộp da, khô dần và đóng vảy. Các nốt này sẽ bong dần và không để lại sẹo.

Bệnh trái rạ bao nhiêu ngày thì hết?

Với những giai đoạn bệnh như trên, đáp án cho câu hỏi Bệnh trái rạ bao nhiêu ngày thì hết đã được trả lời. Như trên thì bệnh trái rạ từ lúc xuất hiện các nốt mẩn ngứa trên da đến khi khỏi hoàn toàn mất khoảng 10 ngày. còn tính từ khi virus xâm nhập vào cơ thể đến khi khỏi bệnh hoàn toàn thì kéo dài thêm 1-3 tuần.

Trong giai đoạn toàn phát cần chú ý chăm sóc người bệnh để đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh. Sử dụng dung dịch xanh Methylen 1% bôi lên da mỗi ngày 2 lần được áp dụng có tác dụng tốt với bệnh trái rạ.

vicare.vn-benh-trai-ra-bao-nhieu-ngay-thi-het-body-2

Những chú ý khi bị bệnh trái rạ

Khi nhận thấy có dấu hiệu của bệnh trái rạ thì cần cách li người bệnh, hạn chế tiếp xúc với chỗ đông người để tránh lây lan thành dịch.

Các nốt mụn phỏng trên da sẽ gây ngứa, tuy nhiên không nên gãi vì gãi sẽ làm dịch tiết lan sang các vùng xung quanh và làm các vùng da khác sẽ bị nhiễm bệnh và lây lan rộng hơn.

Dùng dung dịch xanh methylen 1% bôi trên da mỗi ngày 2 lần có tác dụng sát khuẩn và làm hạn chế virus trong mụn lan ra vùng da xung quanh.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên để vi khuẩn, virus không tích tụ trên da. Tắm bằng nước ấm với xà phòng trung tính giúp loại bỏ vi khuẩn trên da và làm dịu vết ngứa.

Nghỉ ngơi, không lao động nặng nhọc trong giai đoạn toàn phát của bệnh.

Tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cơ thể, tăng khả năng chống đỡ với virus và nhanh chóng hồi phục bệnh.

Hạ sốt bằng các biện pháp đơn giản như chườm ấm trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Khi nhiệt độ sốt cao trên 38,5 độ C thì bạn cần uống thuốc hạ sốt.

Bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, bạn chỉ cần được chăm sóc tốt ở nhà thì sẽ lui bệnh. Tuy nhiên khi thấy các dấu hiệu bất thường như sốt cao co giật, sợ ánh sáng, khó chịu nhiều, đau đớn nhiều... thì nên đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị.

Bệnh trái rạ do nguyên nhân virus nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng : giảm đau, hạ sốt, chống lây nhiễm. Biện pháp tốt nhất là tiêm phòng vắc xin giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể với virus Varicella-Zoster để phòng bệnh trái rạ.

Xem thêm:

  • Bôi thuốc xanh methylen khi bị thủy đậu như thế nào?
  • Người bị bệnh thủy đậu nên ăn gì?
  • Bệnh đậu mùa khác thủy đậu - liệu bạn đã biết chưa?