Bệnh tổ đỉa và những điều cần biết
Tổ đỉa là thể bệnh viêm da đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón của bàn tay, bàn chân. Tuy đây là căn bệnh không lây lan, nhưng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy chúng ta cần biết rõ về bệnh lý này, từ đó có cách phòng tránh và điều trị tốt nhất khi mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa là gì? Có nhiều yếu tố liên ...
Bệnh tổ đỉa và những điều cần biết
Tổ đỉa là thể bệnh viêm da đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón của bàn tay, bàn chân. Tuy đây là căn bệnh không lây lan, nhưng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy chúng ta cần biết rõ về bệnh lý này, từ đó có cách phòng tránh và điều trị tốt nhất khi mắc phải.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa là gì?
Có nhiều yếu tố liên quan đến việc xuất hiện bệnh tổ đỉa, có thể do di truyền cũng có thể do người bệnh tiếp xúc với các hóa chất trong sinh hoạt, do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa nung mủ; do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân; do thay đổi thời tiết....
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa
Khi mắc bệnh, sẽ thấy ở lòng bàn tay bàn chân và rìa các ngón của bàn tay, bàn chân sẽ xuất hiện các mụn nước trắng trong, kích thước nhỏ nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành chùm.
Trước khi nổi mụn nước, người mắc bệnh thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi là dấu hiệu bệnh tổ đỉa thường gặp tiếp theo. Mụn nước của bệnh tổ đĩa thường có xu hướng khô, ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục và sau đó tróc da.
Bệnh tổ đỉa khi bị nhiễm khuẩn, các mụn nước hoặc bóng nước trên da này sẽ đục, sung đỏ kèm theo sung hạch bạch huyết ở vùng kế cận và làm cho người bệnh có thể bị nóng sốt.
Bệnh tổ đỉa có thể nhầm lẫ với bệnh Eczema
Eczema là một loại chàm cũng có xuất hiện các mụn nước như bệnh tổ đỉa, tuy nhiên bệnh nấm tổ đỉa chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa ngón chân, còn Eczema thì bắt gặp ở bất kì vị trí nào trên da. Mặc khác các mụn nước ở bệnh tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước Eczema. Vì vậy sẽ khiến cho người mắc bệnh có thể nhầm lẫn.
Cách điều trị bệnh tổ đỉa
Khi có dấu hiệu và nghi ngờ mắc bệnh tổ đỉa, người bệnh có thể đi đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được bác sĩ chẩn đoán và hường dẫn điều trị bệnh. Thông thường khi mắc bệnh, chúng ta cần tuân thủ những lưu ý sau đây:
- Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn.
- Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn.
- Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.
– Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.
– Cắt ngắn móng tay và giữ khô, vệ sinh sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân.
– Sử dụng thuốc chống dị ứng thông thường, dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn, dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.
Lưu ý: Để có thể trị bệnh tốt nhất, cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Người bệnh không nên tự ý điều trị, vì có thể sẽ bị nhiễm khuẩn, khiến bệnh trầm trọng hơn.