Bệnh tổ đỉa có lây không?
Tổ đỉa là một căn bệnh da liễu phổ biến mà nhiều người mắc phải. Vấn đề “Bệnh tổ đỉa có lây không?” là vấn đề được thắc mắc nhiều nhất trong thời gian qua. Mời các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề này qua các thông tin phía dưới đây.
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Tổ đỉa là một căn bệnh da liễu phổ biến mà nhiều người mắc phải. Vấn đề “Bệnh tổ đỉa có lây không?” là vấn đề được thắc mắc nhiều nhất trong thời gian qua. Mời các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề này qua các thông tin phía dưới đây.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da gây nổi nhiều mụn nước ngứa. Bệnh thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay, lòng bàn chân. Thông thường, các mụn nước do tổ đỉa gây ra có kích thước từ 1 – 2mm và nếu được điều trị đúng cách, chúng có thể biến mất sau khoảng 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh tổ đỉa có đặc tính là rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do cào gãi nhiều, da có thể xuất hiện các vết nứt, rỉ máu và bị dày da. Một số trường hợp không được chăm sóc tốt khiến da bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa
Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa bao gồm:
- Tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, hóa chất độc hại khiến da bị kích ứng, nổi mụn nước.
- Sống trong môi trường có không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Do cơ địa nhạy cảm khiến da bị dị ứng khi gặp các yếu tố dị nguyên
- Dùng nhiều thuốc tây khiến cơ thể gặp tác dụng phụ trên da, từ đó gây ra bệnh tổ đỉa
- Ăn uống thiếu dưỡng chất, dị ứng với một số loại thức ăn như hải sản, đậu phộng, trứng...
- Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn gây ra nhiều vấn đề về da, trong đó có bệnh tổ đỉa
- Di truyền cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh tổ đỉa phát triển ở một cá nhân có người thân trong gia đình bị bệnh.
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Một tình trạng thường xảy ra là việc người bệnh lo sợ rằng căn bệnh của mình sẽ lây lan cho người khác, dẫn tới bản thân bị xa lánh. Và câu trả lời cho thắc mắc “bệnh tổ đỉa có lây không?” đó là: Không. Chính vì lẽ đó, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu sự lo lắng của mình bởi bệnh tổ đỉa không phải căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh không thể lây lan từ người bệnh cho người bình thường qua tiếp xúc da hay bất cứ con đường nào khác cả. Bởi vì, như đã đề cập ở trên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh tổ đỉa là do người bệnh sống trong môi trường bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước bẩn, dị ứng với thức ăn hay chất tẩy rửa, chứ không phải lây bệnh từ người khác.
Mặc dù bệnh tổ đỉa không lây tuy nhiên nó có thể xảy đến với bất cứ đối tượng nào. Chính vì lý do đó, bạn nên cần chủ động phòng tránh bệnh từ sớm để không phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu mà bệnh tổ đỉa gây ra.
Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa
Để hạn chế bệnh tổ địa, các bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản ngay từ bây giờ, cả trong chế độ ăn uống, lẫn sinh hoạt hằng ngày.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng
Một số người có cơ địa quá mẫn với các thực phẩm như hải sản, trứng, đồ hộp hay bất kì loại thức ăn nào khác. Khi sử dụng chúng kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động mạnh tấn công nhầm vào các tế bào da gây nổi mụn nước, ngứa và các triệu chứng khác của bệnh tổ đỉa.
Nếu bạn bị dị ứng với một loại thực phẩm hay đồ uống nào đó thì không nên sử dụng, cho dù đó là món khoái khẩu của bạn. Tuy có thể rất ngon miệng nhưng chúng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh tổ đỉa và rất nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Bệnh tổ đỉa có thể bùng phát nếu bạn không giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là ở khu vực bàn tay, bàn chân và kẽ ngón tay chân. Bạn nên thường xuyên tắm gội, rửa tay chân với xà phòng diệt khuẩn để bảo vệ da. Tránh dùng các loại xà bông chứa chất tẩy mạnh khiến da bị kích ứng.
Trường hợp da bạn thường xuyên bị đổ mồ hôi, nên thủ sẵn khăn giấy bên mình để lau khi cần và tắm ngay sau khi trở về nhà. Việc để mồ hôi lưu lại trên da quá lâu chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn tấn công vào da dẫn đến bệnh tổ đỉa.
- Tránh xa các yếu tố dị nguyên
Các yếu tố dị nguyên nhân phấn hoa, lông thú nuôi trong nhà (chó, mèo, chuột cảnh ), bụi bẩn trong nhà... được cho là thủ phạm gây bệnh ở nhiều người. Bạn nên thường xuyên lau chùi, quét dọn nhà cửa và không để chó mèo vào nhà hay ngủ chung trên giường. Những hành động đơn giản này có thể góp phần giúp bạn phòng ngừa bệnh tổ đỉa hữu hiệu hơn.
- Thay đổi nơi ở nếu cần thiết
Môi trường sống có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Nếu nơi bạn sinh sống có nhiều khói bụi ô nhiễm hoặc nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng chuyển đến một nơi có điều kiện sống trong lành hơn.
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa
Xà phòng giặt đồ, nước rửa chén, thuốc tẩy... đều có thể gây kích ứng da dẫn đến bệnh tổ đỉa. Bạn nên mang găng tay khi tiếp xúc với các chất này.
- Thận trọng khi làm việc trong môi trường chứa hóa chất độc hại
Đối với những người phải làm các công việc có liên quan đến hóa chất như thợ sơn, công nhân nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật... thì việc trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như ủng, quần áo dài tay, găng tay là điều cần thiết. Chúng sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của hóa chất cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “bệnh tổ đỉa có lây không”. Hy vọng qua những thông tin vừa rồi bạn đọc đã có cái nhìn đúng đắn về bệnh cũng như các cách ngừa bệnh để để bản thân không mắc phải căn bệnh này.
Xem thêm:
- Bệnh tổ đỉa và những điều cần biết
- Trị hắc lào, nấm, tổ đỉa với 2 loại cây dại ven đường
- Những lưu ý dành cho người mắc bệnh chàm tổ đỉa