Bệnh tiểu đường type 1 có nguy hiểm như bạn nghĩ?

Bệnh tiểu đường type 1 ít gặp hơn tiểu đường type 2 và không nguy hiểm bằng tiểu đường type 2. Khi có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe, thậm chí tử vong.

Bệnh tiểu đường type 1 có nguy hiểm như bạn nghĩ? Bệnh tiểu đường type 1 có nguy hiểm như bạn nghĩ?

Tiểu đường hay "đái tháo đường" là một bệnh mạn tính, tiến triển âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ trở nặng và gây các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường type 1 tuy ít gặp hơn tiểu đường type 2 và không nguy hiểm bằng tiểu đường type 2 nhưng nếu không có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe, thậm chí tử vong. Vậy bệnh tiểu đường type 1 khác gì type 2? Bệnh có triệu chứng gì và phương pháp điều trị ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường type 1 là gì?

Bệnh tiểu đường type 1 hay tiểu đường phụ thuộc insulin là bệnh lý mạn tính, chiếm khoảng 10% tổng số người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh xảy ra do cơ chế tự miễn, tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin – hormone duy trì và kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.

Bệnh thường gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi, thể trạng gầy. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở người cao tuổi hoặc người béo phì. Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ sống suốt đời với căn bệnh này và phải tiêm insulin thường xuyên để kiểm soát bệnh.

vicare.vn-benh-tieu-duong-tuyp-1-co-nguy-hiem-nhu-ban-nghi-body-1
Bệnh tiểu đường type 1 thường gặp ở người trẻ tuổi, thể trạng gầy

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1

  • Do di truyền: yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai có khả năng phát triển bệnh tiểu đường type 1. Một số biến thể của đoạn gen hay vài nhóm gen tạo ra những protein cần thiết cho hoạt động tế bào khi tương tác với nhau sẽ tạo ra nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường.
  • Do hệ thống miễn dịch: tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch tấn công vào tế bào beta của đảo tụy làm cho tuyến tụy bị suy giảm và mất đi chức năng sản xuất insulin.
  • Do yếu tố môi trường: các loại thực phẩm hàng ngày, vi khuẩn, virus hay các độc tố gây phá hủy tế bào beta trong tuyến tụy.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1

Bệnh nhân cảm thấy khát nước nhiều.

  • Thường xuyên đi tiểu.
  • Có cảm giác mệt mỏi và đói.
  • Sụt cân mặc dù ăn nhiều.
  • Các tổn thương lâu lành.
  • Giảm thị lực.
  • Mất cảm giác tại bàn chân, bàn tay hay có cảm giác châm chích.
  • Hay buồn nôn và ói mửa.

Biến chứng của tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, nhiễm cetone máu, rối loạn cương dương, các biến chứng ở mắt và biến chứng ở chân...

Biến chứng cấp tính

  • Nhiễm ceton máu: khi tế bào không nhận đủ glucose, cơ thể tăng tạo glucose từ chất béo làm giải phóng quá nhiều acid gây tình trạng nhiễm toan ceton. Các triệu chứng cảnh báo nhiễm cetone acid: thở nhanh, hơi thở có mùi trái cây lên men, da và miệng khô, buồn nôn hay nôn, đau dạ dày.

Nếu những triệu chứng này xảy ra, hãy đưa người bệnh đi cấp cứu do không được điều trị kịp thời , tình trạng này sẽ dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

  • Hạ đường huyết: khi lượng đường trong máu giảm dưới 70mg/dl sẽ xuất hiện các triệu chứng: đau đầu, choáng ngất, run rẩy, đổ mồ hôi, nhìn mờ... thậm chí là hôn mê nếu không được bổ sung glucose kịp thời.
  • Nếu bị hạ đường huyết nặng nên điều trị tại bệnh viện để điều chỉnh liều insulin thích hợp để tránh hạ đường huyết thường xuyên.

Biến chứng mạn tính

  • Tổn thương võng mạc mắt: các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc mắt bị tổn thương do đường máu tăng cao kéo dài gây biến chứng có thể dẫn đến mù lòa.
  • Tổn thương thần kinh: bệnh gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên gồm bàn chân, cẳng chân, bàn tay và thần kinh tự chủ kiểm soát nhịp tim, tiêu hóa, chức năng tình dục...
  • Loét bàn chân: nếu tổn thương thần kinh ngoại biên không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, kết hợp tuần hoàn máu kém làm chậm lành tổn thương, dẫn đến hoại tử và phải cắt cụt chi.
  • Bệnh thận: đường huyết cao có thể làm tổn hại đến hệ thống mao mạch lọc cầu thận gây suy thận.
  • Trên tim và mạch máu: làm tăng nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, huyết áp cao...

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường type 1

Thuốc tiêm Insulin

Dựa vào nồng độ đường huyết, cân nặng của người bệnh mà dùng loại, liều lượng, số lần tiêm insulin trong ngày sẽ khác nhau. Một số dạng insulin thông dụng:

  • Insulin tác dụng nhanh (Rapid-acting insulin): có tác dụng ngay sau khi tiêm 5 phút, kéo dài trong 4 giờ.
  • Insulin tác dụng dài hạn (Long-acting insulin): có tác dụng trong vòng 24 giờ sau khi tiêm.
  • Insulin tác dụng trung bình (Intermediate-acting insulin): có tác dụng sau 30-60 phút và duy trì hiệu quả trong 12 giờ sau khi tiêm.

vicare.vn-benh-tieu-duong-tuyp-1-co-nguy-hiem-nhu-ban-nghi-body-2
Người bị tiểu đường type 1 phải phụ thuộc Insulin suốt đời

Lưu ý khi dùng Insulin:

  • Liều lượng: tuyệt đối tuân thủ theo liều chỉ định của bác sĩ. Trường hợp quá liều có thể gây hạ đường huyết đột ngột, ngược lại có thể gây tăng đường huyết cấp tính.
  • Thời điểm tiêm: tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ vì có vài loại insulin có thể được tiêm trước hoặc sau khi ăn 30 phút.
  • Vị trí tiêm: mặt trong đùi, mông, bụng, vùng cơ cánh tay là các vị trí tiêm insulin đạt hiệu quả cao. Khi tiêm cần xoay vòng và thay đổi vị trí tiêm thường xuyên để tránh tác dụng phụ loạn dưỡng mỡ dưới da.
  • Bảo quản: các loại insulin đều được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi lấy ra tiêm, bạn nên làm ấm đến nhiệt độ phòng.
  • Giảm đau khi tiêm: bằng cách đuổi hết bọt khí trong ống tiêm.

Bên cạnh đó, việc sử dụng insulin có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ đường huyết, hạ kali máu, mẩn đỏ, kích ứng da, tăng cân... Hãy gọi ngay cho bác sĩ điều trị khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên để được xử lý kịp thời.

Nhóm thuốc khác

Người bệnh tiểu đường type 1 có thể cần phối hợp các thuốc sau để ngăn ngừa biến chứng:

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: thường sử dụng cho người bệnh tiểu đường có huyết áp cao hơn 140/80 mmHg.
  • Thuốc Aspirin: giúp ngăn ngừa huyết khối ở những người bệnh có nguy cơ xuất hiện biến chứng tim mạch.
  • Thuốc hạ cholesterol máu: sử dụng khi người bệnh bị rối loạn mỡ máu.

Xem thêm:

  • 9 loại thực phẩm tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường
  • 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
  • 5 dấu hiệu âm thầm của bệnh tiểu đường ở tuổi trung niên