Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Rau xanh, hoa quả tươi là những thực phẩm tốt, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường. Việc tiêu thụ nhiều rau xanh giúp ích cho bệnh nhân kiểm soát lượng đường và ngăn ngừa biến chứng. HoiBenh giới thiệu cho bạn những loại rau xanh mà người tiểu đường đặc biệt nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Tại sao ăn rau xanh tốt cho bệnh tiểu đường?

Trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày đều có chứa đường dưới nhiều dạng. Hình thức mà chúng hấp thu vào máu trong cơ thể cũng không giống nhau.

Các thực phẩm chứa nhiều đường hoá học hấp thu thẳng vào máu bao gồm bia rượu, nước ngọt, bánh kẹo...

Đường từ nhóm thực phẩm từ sữa hấp thu theo từng dòng vào máu

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mỳ, khoai tây sẽ chuyển hoá thành đường và chảy từ từ, nhỏ giọt vào máu

Và đường trong các nhóm rau củ quả sẽ được thẩm thấu chậm vào máu.

Do rau xanh có khả năng hấp thụ đường chậm hơn nên rất được khuyên dùng trong các bữa ăn, nước uống của bệnh nhân tiểu đường. Ngoài công dụng kiểm soát lượng đường trong máu, một số loại rau củ còn có công dụng điều tiết hormone sản xuất insulin có lợi cho cơ thể.

vicare.vn-benh-tieu-duong-nen-an-rau-gi-body-1

Các bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng những loại rau sau đây

Dưa leo

Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong dưa leo có rất nhiều hormone giúp sản xuất insulin của tuyến tuỵ. Bệnh nhân tiểu đường rất cần insulin. Do đó bổ sung dưa leo là cách tốt nhất giúp bệnh nhân hạn chế những biến chứng của bệnh

vicare.vn-benh-tieu-duong-nen-an-rau-gi-body-2

Bông cải xanh

Đây là loại rau chứa nhiều chất xơ và chất chống ô xi hoá có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Trong bông cải xanh có chứa hàm lượng crom khá cao, đây là chất giúp ổn định lượng đường trong máu.

Măng tây

Măng tây cũng là một loại rau được nghiên cứu là có khả năng kiểm soát đường huyết, tái tạo insulin cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều măng tây giúp cơ thể bệnh nhân tiểu đường hạn chế các biến chứng xảy ra đối với cơ thể.

Mướp đắng/ khổ qua

Các hoạt chất charantin, glycosid steroid có trong mướp đắng có công dụng hạ mức đường huyết. Ngoài ra, các nhóm chất dinh dưỡng tìm thấy trong mướp đắng có khả năng hạn chế sự phát triển các bệnh về mắt như võng mạc hay đục thuỷ tinh thể, tăng khả năng nạp glucose và có tác dụng chống lão hoá tốt.

Đậu

Thực đơn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường cần đa dạng các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu que giúp cân bằng lượng đường huyết. Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, ăn nhiều đậu giúp hỗ trợ tối đa việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Trong đậu có lượng chất xơ cao, giúp no lâu, hạn chế việc tiêu thụ đồ ăn vặt hoặc những thức ăn chứa lượng đường cao.

vicare.vn-benh-tieu-duong-nen-an-rau-gi-body-3

Rau diếp cá

Rau diếp cá chứa nhiều chất xơ rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Ngoài rau diếp cá, những loại rau có màu xanh đều tốt cho bệnh nhân tiểu đường do chứa nhiều chất xơ, vitamin B giúp làm giảm nồng độ homocysteine - axit amin gây ra bệnh tim nếu tiêu thụ quá nhiều.

Không chỉ tốt đối với bệnh nhân tiểu đường, rau xanh nói riêng và các loại rau củ quả nói chung rất tốt cho sức khoẻ của tất cả mọi người. Ăn nhiều rau xanh giúp cân bằng lượng đường huyết, hạn chế tối đa các biến chứng như tim mạch, đột quỵ, táo bón... Do đó, nên tăng cường cung cấp rau xanh cho cơ thể để phòng ngừa và giảm thiểu bệnh tật.

Xem thêm:

  • Bệnh tiểu đường là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
  • Hạt é trị bệnh tiểu đường hiệu quả không ngờ
  • Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn? Biến chứng của giai đoạn cuối