Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát lượng đường trong máu?

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường. Vậy mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì để giảm lượng đường trong máu hiệu quả? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát lượng đường trong máu? Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát lượng đường trong máu?

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường. Vậy mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì để giảm lượng đường trong máu hiệu quả? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, người mắc bệnh tiểu đường nên cố gắng đảm bảo ăn uống theo khung giờ nhất định và tránh bỏ bữa để kiểm soát lượng đường trong máu tốt nhất.

Dưới đây là những thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh đái tháo đường:

Tăng cường các loại rau xanh và trái cây

Đây là nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Rau xanh và các loại trái cây tươi cung cấp hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical, có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Những loại rau xanh có chứa hàm lượng carbohydrat và calo thấp rất tốt cho người bệnh tiểu đường như: Củ cải, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina...

Các loại trái cây ít đường như cam, quýt, bưởi, táo, dâu tây, kiwi... cung cấp những vitamin có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Trong mỗi loại trái cây đều có một hàm lượng đường nhất định, nhưng đó là đường chậm (phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể), nên sẽ không làm tăng lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, những loại trái cây này còn cung cấp chất khoáng và vitamin cần thiết hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

Thực phẩm giàu chất đạm

Thức ăn cho người tiểu đường đó là các loại thịt nạc, nhất là thịt bò, vì thực phẩm này giàu axit linoleic tổng hợp giúp cải thiện chức năng chuyển hóa năng lượng trong máu, ngoài ra còn giúp phòng tránh ung thư.

Nguồn chất béo tốt

Hàm lượng chất béo có trong quả hồ đào, hạnh nhân, quả bơ, quả óc chó, dầu oliu có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người mắc bệnh đái tháo đường nên sử dụng những thực phẩm trên thay vì chất béo có nguồn gốc từ động vật. Nhưng cần lưu ý, đối với dầu ô liu nên dùng ở nhiệt độ thường, vì nếu chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh thêm chất độc gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Cá là nguồn thực phẩm giàu chất béo và chất đạm rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, các loại cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá thu có chứa hàm lượng lớn các axit béo Omega-3 rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên chế biến món ăn này dưới dạng hấp, nấu, súp tránh rán hay chiên dầu mỡ sẽ không tốt cho người bị tiểu đường.

Nguyên tắc “vàng” trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường

Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu và tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để lượng đường huyết không bị tăng sau khi ăn.

Có chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh ăn quá đói hoặc quá no.

Tránh thay đổi khối lượng thức ăn trong bữa quá nhanh.

Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường nên dành thời gian 30-45 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục. Nên lựa chọn những môn thể thao phù hợp với sức khỏe, điều đó sẽ giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

vicare.vn-benh-tieu-duong-nen-gi-de-kiem-soat-tot-luong-duong-trong-mau-body-1

Tham khảo thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường trong 1 tuần:

Thứ 2

  • Sáng (6h-7h): Phở gà + 2 múi bưởi hoặc 1/2 quả cam.
  • Trưa (11h-12h): Một bát cơm + canh bí đỏ nấu thịt + thịt chưng trứng, dưa leo, dưa hấu.
  • Chiều: Một chiếc bánh flan nhỏ.
  • Tối: Lưng bát cơm + thịt kho đậu hũ + rau luộc + 1 quả táo.

Thứ 3

  • Sáng: Bánh canh thịt heo + nho
  • Trưa: Một bát cơm + canh bầu tôm + xíu mại + salad + 1 quả chuối.
  • Chiều: Bánh quy cho người tiểu đường.
  • Tối: Một bát cơm + canh cải nấu thịt + gà rang + 1 miếng thanh long.

Thứ 4

  • Sáng: Phở thịt gà + 1 quả quýt.
  • Trưa: Bún mọc + 1 chiếc bánh su kem.
  • Chiều: 1/2 bắp ngô luộc.
  • Tối: Một bát cơm + canh bắp cải nấu thịt + cá kho + rau lang luộc + 3 quả chôm chôm.

Thứ 5

  • Sáng: Bánh mì đen + 1 miếng mãng cầu xiêm.
  • Trưa: Lưng bát cơm + bắp cải luộc + thịt nạc rim + dưa chuột.
  • Chiều: 1 cốc sữa đậu nành không đường.
  • Tối: 1 bát cơm + rau lang luộc + 1 miếng dưa hấu.

Thứ 6

  • Sáng: 1 bát hoành thánh + nửa quả vú sữa.
  • Trưa: 1 bát cơm + canh cua mồng tơi + đậu que luộc + 2 quả hồng.
  • Chiều: 1 hộp sữa chua không đường.
  • Tối: Lưng bát cơm + rau muống luộc + mướp đắng xào trứng + nửa quả táo.

Thứ 7

  • Sáng: 1 đĩa bánh cuốn + 1 miếng dứa.
  • Trưa: Bún thịt băm + 1 miếng cam.
  • Chiều: 1 cốc thạch.
  • Tối: 1 bát cơm + canh đậu thịt + mực nhồi thịt + nửa quả ổi.

Chủ nhật

  • Sáng: 1 bát cháo đậu đen + nửa quả cam.
  • Trưa: 1 bát mì + 2 quả măng cụt.
  • Chiều: 1 miếng dưa lê.
  • Tối: 1 bát cơm + cá chép om dưa + 1 miếng thanh long.

Ngay từ bây giờ hãy lên thực đơn và có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng mà không lo tăng đường huyết.

Xem thêm:

  • 9 loại thực phẩm tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường
  • 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường