Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn? Biến chứng của giai đoạn cuối

Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Nếu không được phát hiện sớm bệnh này thì rất dễ gặp những biến chứng lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người bệnh. Bài viết này HoiBenh sẽ lý giải các giai đoạn của bệnh tiểu đường và nguy cơ biến chứng của giai đoạn cuối.

Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn? Biến chứng của giai đoạn cuối Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn? Biến chứng của giai đoạn cuối

Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Nếu không được phát hiện sớm bệnh này thì rất dễ gặp những biến chứng lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây lý giải các giai đoạn của bệnh tiểu đường và nguy cơ biến chứng của giai đoạn cuối.

Bệnh tiểu đường thường được chia thành hai loại: tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Trong đó, tiểu đường type 1 không chia giai đoạn còn tiểu đường type 2 lại được chia thành 4 giai đoạn khác nữa. Để tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của tiểu đường, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Đối với tiểu đường type 1

  • Do di truyền, trong gia đình có nhiều người mắc tiểu đường.
  • Do tiếp xúc với một số virus gây bệnh
  • Có sự xuất hiện của kháng thể bệnh tiểu đường.
  • Thiếu vitamin D, sử dụng sữa bò và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò, ăn ngũ cốc từ trước 4 tháng tuổi cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 1.
  • Khí hậu lạnh cũng được cho là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1. Các nước Phần Lan hay Thụy Điển là nơi có tỷ lệ mắc tiểu đường type 1 cao trên thế giới.

Đối với tiểu đường type 2: Nguyên nhân gây ra tiểu đường type 2 thường là do lối sống sinh hoạt không lành mạnh, cụ thể như:

  • Do ăn quá nhiều gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Lười vận động.
  • Những người thường xuyên làm việc dưới áp lực cao, luôn căng thẳng thần kinh.
vicare.vn-benh-tieu-duong-co-may-giai-doan-nguy-co-bien-chung-cua-giai-doan-cuoi-body-1

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Đối với tiểu đường type 1: Đối tượng mắc tiểu đường type 1 thường là trẻ em và người trẻ, được xác định chủ yếu do yếu tố di truyền. Nguyên nhân gây ra tiểu đường type 1 là do tuyến tụy không có khả năng sản xuất insulin. Insulin là một hooc môn trong cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa dường glucose để tạo thành năng lượng, giảm lượng đường trong máu. Khi bị thiếu insulin, đường trong cơ thể không được chuyển hóa, ứ đọng trong máu gây ra bệnh. Tiểu đường type 1 không được chia giai đoạn.

Đối với tiểu đường type 2: Tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không chuyển hóa được đường trong máu. Đối tượng mắc tiểu đường thường là người cao tuổi nhưng cũng có khả năng xảy ra ở những người trẻ. Tiểu đường type 2 được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn tiền tiểu đường: Bắt đầu với sự đề kháng insulin

Đề kháng insulin xảy ra khi các tế bào ngăn chặn sự hoạt động của insulin, khiến insulin không hoạt động hiệu quả. Từ đó gây ra tình trạng giảm hấp thu glucose vào tế bào. Khi đó, cơ thể sẽ cố gắng tăng sản xuất insulin. Đường trong máu lúc này tăng cao hơn bình thường nhưng vẫn có thể kiểm soát được.

Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường thường không rõ ràng nhưng một số người vẫn có những trường hợp như: khát nước, ăn nhiều nhưng chóng đói, mất ngủ, da xuất hiện những vùng tối,....

Giai đoạn 2: Tăng đường huyết lúc đói

Giai đoạn 2 xảy ra khi tình trạng đề kháng insulin diễn ra trong một thời gian dài, đến lúc tế bào trong tuyến tụy không thể theo kịp được nữa. Lúc này, lượng đường trong máu tăng cao hơn, đường huyết lúc đói tăng hơn 7mmol/l.

Đến giai đoạn này, người bệnh bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng như: ăn nhiều, uống nhiều, đi vệ sinh nhiều, mờ mắt, mệt mỏi,.... Khi đó, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc để kiểm soát bệnh, không để bệnh tiến triển nặng hơn.

Giai đoạn 3: Đường huyết khó kiểm soát

Giai đoạn đường huyết khó kiểm soát xảy ra khi tình trạng đề kháng insulin sẽ tiếp tục tăng cao, tuyến tụy hoạt động quá mức trong thời gian dài gây suy giảm chức năng sản xuất insulin. Bệnh nhân đã bắt đầu cảm nhận được những biến chứng của tiểu đường như biến chứng thần kinh, nhiễm trùng, tim, thận mãn tính,....

Để điều trị tiểu đường khi đã đến giai đoạn 3 đã trở nên khó khăn hơn, các thuốc điều trị đã bắt đầu không có nhiều tác dụng nữa. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc trị tiểu đường, kết hợp với tiêm insulin liều cao.

vicare.vn-benh-tieu-duong-co-may-giai-doan-nguy-co-bien-chung-cua-giai-doan-cuoi-body-2

Giai đoạn 4: Tiểu đường giai đoạn cuối

Giai đoạn 4 đánh dấu sự phát triển của bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn. Các biến chứng đã xuất hiện nhiều và cùng lúc như:

  • Biến chứng thần kinh: Người bệnh có cảm giác ngứa ran, đau, tê, rối loạn cảm giác ở một số vùng trên cơ thể, ở nam giới sẽ gặp tình trạng rối loạn cương dương.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Gây ra những vết loét ở bàn chân. Những viết loét này rất khó chữa. Đã có nhiều trường hợp người bệnh phải cắt cụt chi do biến chứng này gây nên.
  • Biến chứng tim mạch: Người bệnh sẽ mắc phải các căn bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, động mạch ngoại biên,.... Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến của người bị tiểu đường.
  • Biến chứng mắt: Người bệnh cảm thấy mắt mờ dần do dây thần kinh và mạch máu vùng đáy mắt bị ảnh hưởng. Từ đó gây nên bệnh võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể khiến người bệnh mất dần thị lực và gây ra mù lòa.
  • Biến chứng thận: suy thận, thận mãn tính,...

Xem thêm:

  • 8 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 2
  • 6 nhóm thực phẩm người bệnh tiểu đường tuyệt đối tránh xa
  • Tiểu đường tuýp 3 - căn bệnh hầu như không ai biết tới