Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường - xuất hiện khi lượng đường trong máu cao hơn so với ngưỡng bình thường. Câu hỏi được nhiều người quan tâm là bệnh tiểu đường có di truyền không? Hãy cùng Vicare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Người bị tiểu đường có đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L) sau ăn ít nhất sau 8 giờ. Bệnh tiểu đường gây ra do sự thiếu hụt insulin hoặc do sự đề kháng insulin. Insulin là hormone được sản xuất bởi tuyến tụy của cơ thể , giữ vai trò quyết định trong chuyển hóa đường của cơ thể. Khi tuyến tụy sản xuất thiếu hụt insulin hoặc cơ thể có sự đề kháng insulin ( tức là cơ thể có sản xuất ra insulin nhưng tự cơ thể kháng lại insulin này làm chúng không phát huy được tác dụng) thì sẽ có những rối loạn trong chuyển hóa đường của cơ thể gây đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Nếu bạn có thắc mắc rằng tiểu đường có di truyền không thì câu trả lời là có.
Tiểu đường có 2 tuýp phổ biến là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Do nguyên nhân gây tiểu đường của 2 tuýp này khác nhau nên tỉ lệ di truyền của mỗi tuýp cũng khác nhau tùy thuộc vào mỗi tuýp.
- Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện ở người trẻ , do sự thiếu hụt sản xuất insulin ở tuyến tụy. Bệnh phải được điều trị bằng tiêm insulin thường xuyên.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, thường do chế độ sinh hoạt ăn uống, bệnh được điều trị bằng thuốc điều trị hoặc tiêm insulin.
Đối với bố mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 thì tỷ lệ di truyền là 25%. Tuy nhiên, nếu như trong gia đình, chỉ có người bố bị mắc bệnh thì tỷ lệ di truyền này là 10%. Còn nếu chỉ có người mẹ bị mắc bệnh tiểu đường type 1 thì tỷ lệ di truyền bệnh tiểu đường cho con là 4%.
Với trường hợp bố hoặc mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 2 thì tỉ lệ di truyền từ 4% – 33% tùy theo mức độ đường máu cao của bố hoặc mẹ. Còn nếu cả bố và mẹ đều bị mắc bệnh tiểu đường type 2 thì tỷ lệ di truyền rất cao, lên tới 50%-70%. Có thể bạn thắc mắc rằng tiểu đường tuýp 2 do yếu tố ăn uống sinh hoạt mà tỉ lệ di truyền lại cao hơn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên có chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lí là bạn đang phòng tránh tiểu đường cho bạn và cả thế hệ con cái của bạn nữa .
Phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường
Đối với bệnh nhân đã bị tiểu đường thì kiểm soát tốt đường máu và có chế độ ăn hạn chế đường rất quan trọng:
- Điều trị bệnh tiểu đường: với cả 2 tuýp bệnh tiểu đường, bạn cần dùng thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Xét nghiệm đường máu mao mạch tại nhà bằng máy để kiểm soát đường máu hằng ngày . Tái khám thường xuyên để bác sĩ chỉnh lượng thuốc dùng cho bạn đảm bảo bạn luôn có mức đường máu ổn định nhất.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường ( các loại thực phẩm đóng hộp , các loại hoa quả sấy khô nhiều đường , hoa quả ngọt nhiều đường, các loại bánh kẹo ngọt, mứt ... ) . Hạn chế lượng đường đưa vào cơ thể là một cách để kiểm soát lượng đường máu không tăng quá cao.
Tiểu đường tuýp 2 liên quan nhiều đến yếu tố môi trường như : chế độ ăn uống, luyện tập, chế độ sinh hoạt... Nên các biện pháp thay đổi sinh hoạt có ý nghĩa trong phòng tránh tiểu đường tuýp 2.
- Ăn nhiều rau xanh ăn nhiều rau xanh luôn là lời khuyên tốt dành cho mọi người, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường thì càng được nhấn mạnh hơn .Tiểu đường có lượng đường máu cao nên cần hạn chế lượng đường đưa vào cơ thể, rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin ,mà lại không đưa vào cơ thể đường hoặc có đưa vào với lượng rất nhỏ nên sử dụng rất tốt trong chế độ ăn của người tiểu đường.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: luyện tập nâng cao sức đề kháng của cơ thể, làm giảm cân, hạn chế lượng mỡ thừa. Đây là cách để phòng tránh tiểu đường tuýp 2. Nên việc luyện tập luôn được khuyến khích đối với mọi bệnh nhân tiểu đường. Các môn thể thao có thể lựa chọn như chạy bộ, đạp xe , bơi lội, cầu lông....