Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Hiện nay, trên thế giới, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng nhưng vẫn chưa có phương pháp chữa trị tận gốc căn bệnh này mà chỉ có thể khống chế lượng đường trong máu ở mức an toàn.

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không? Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Hiện nay, trên thế giới, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng nhưng vẫn chưa có phương pháp trị tận gốc căn bệnh này mà chỉ có thể khống chế lượng đường trong máu ở mức an toàn.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là sự rối loạn chuyển hóa chất đường và là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng do tăng glucose máu bởi khiếm khuyết tiết insulin hoặc khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Việc tăng glucose máu mạn tính khi mắc bệnh tiểu đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhược cơ quan mà đặc biệt là ở mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Bệnh tiểu đường được chia làm các loại: Tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là cao nhất và gây nguy hiểm nhất bởi khi đó, insulin tiết ra không đủ hoặc cơ thể có hiện tượng kháng insulin nên đường không thể đi vào tế bào để nạp năng lượng.

vicare.vn-benh-tieu-duong-co-chua-khoi-duoc-khong-body-1

2. Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh tiểu đường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường: do di truyền, béo phì, lười vận động,... Bệnh tiểu đường thường rất khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu vì chúng diễn biến âm thầm, cho đến khi có những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng như mờ mắt, cơ thể mệt mỏi, dễ sụt cân, ăn rất nhiều nhưng lại hay đói, uống nhiều vẫn hay khát, đau tê chân tay,....

3. Những biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây ra một số biến chứng sau:

  • Biến chứng về mắt: Những bệnh nhân bị tiểu đường có nguy cơ tổn thương võng mạc do lượng đường trong máu cao khiến tầm nhìn hạn chế, nặng hơn sẽ bị mù lòa.
  • Biến chứng về tim mạch: Người bị bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương xơ vữa động mạch của các mạch máu lớn và vừa, gây nguy cơ tử vong của bệnh nhân cao hơn. Đặc biệt, những người tuổi cao, béo phì, tăng huyết áp, ít vận động, có tiền sử bệnh tim dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm này.
  • Biến chứng về thần kinh: lượng đường trong máu tăng cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ, làm giảm sự cung cấp oxygen và các chất dinh dưỡng cho dây thần kinh cũng suy giảm theo.
  • Biến chứng về thận: nước tiểu bất thường, xảy ra hiện tượng phù, thiếu máu, buồn nôn, da bị ngứa, khó thở,...
  • Biến chứng nhiễm trùng: hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu do lượng đường trong máu cao nên vi khuẩn dễ dàng phát triển và gây ra các bệnh nhiễm trùng.

Với nhiều biến chứng nguy hiểm như vậy, người bệnh cần thường xuyên đo đường huyết để kiểm soát đường huyết ở mức an toàn như sau:

  • Trước khi ăn: trong khoảng từ 90 – 130 mg/dl
  • Sau khi ăn khoảng 2 tiếng: khoảng từ 140 – 180 mg/dl
  • Trước khi ngủ: khoảng từ 110 – 150 mg/dl
vicare.vn-benh-tieu-duong-co-chua-khoi-duoc-khong-body-2

4. Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi không?

Hiện nay, trên thế giới, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng nhưng vẫn chưa có phương pháp trị tận gốc căn bệnh này mà chỉ có thể khống chế lượng đường trong máu ở mức an toàn. Bệnh tiểu đường có thể được coi là bệnh mạn tính. Nếu không kiểm soát lượng đường trong máu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Ngoài việc đo lường và kiểm soát lượng đường đối với người bệnh thì việc phòng ngừa hoặc hạn chế tình hình phát triển bệnh, chúng ta cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp để tránh việc tăng thêm đường, điển hình những chất tinh bột tốt như lúa mạch, gạo lứt, khoai lang, đậu nành, bột yến mạch,... Bên cạnh đó cần bổ sung chất đạm tốt cho sức khỏe như thịt, cá, trứng, nên dùng dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành. Các thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, tăng khả năng điều hòa đường huyết. Cần lưu ý tránh những loại thực phẩm chứa đường nhân tạo như bánh, kẹo, thức ăn nhanh, bia rượu,...

Chế độ tập luyện khoa học cũng rất cần thiết để đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh, giúp tăng cường sức khỏe cũng như tốt cho việc điều trị lâu dài.

Xem thêm:

  • Khám chữa bệnh tiểu đường ở đâu?
  • Chống lại bệnh tiểu đường, mỡ máu, ung thư phổ biến với chế độ ăn Địa Trung Hải
  • Hiện tượng kiến bu quần lót có phải đang mắc bệnh tiểu đường?