Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 1 tuổi

Không dễ để nhận biết các dấu hiệu bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 1 tuổi, vì trong giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng. Khi xảy ra hiện tượng tiêu chảy, mẹ cần nhận biết sớm để chữa tiêu chảy cho trẻ kịp thời.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 1 tuổi Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 1 tuổi

Không dễ để nhận biết các dấu hiệu bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 1 tuổi, vì trong giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng. Khi xảy ra hiện tượng tiêu chảy, mẹ cần nhận biết sớm để chữa tiêu chảy cho trẻ kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 1 tuổi

Tiêu chảy là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Khác với tình trạng trẻ bị táo bón rất dễ nhận biết, tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, bố mẹ sẽ khó nhận ra.

Trước tiên mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy đâu mẹ nhé. Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường.

Việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Để dễ dàng nhận biết sớm các biểu tiêu chảy mẹ hãy để ý:

  • Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác.

  • Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.

  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu.

  • Trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói.

vicare.vn-benh-tieu-chay-o-tre-em-duoi-1-tuoi-body-1

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 1 tuổi

- Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé bị tiêu chảy có thể do một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nhiễm trùng đường ruột: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là virus Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.

- Không dung nạp lactose: Lactose là một thành phần có trong sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ. Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase, một loại enzym cần thiết để tiêu hóa Lactose. Khiến cho hàm lượng Lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.

- Rối loạn tiêu hóa: Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất. Khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức đôi lúc làm bé bị tiêu chảy. Hay thậm chí một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy.

Bố mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Bệnh có diễn biến rất nhanh, gây mất nước trầm trọng nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng nặng mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

vicare.vn-benh-tieu-chay-o-tre-em-duoi-1-tuoi-body-2
  • Để tránh mất nước, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.

  • Uống thêm khoảng 50-100ml nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài.

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã.

  • Vệ sinh thân thể trẻ thường xuyên để tránh vi rút gây bệnh tái xâm nhập đường ruột gây tiêu chảy kéo dài.

  • Mẹ nên cho trẻ uống thêm men vi sinh để tăng lượng vi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

  • Chỉ cho trẻ uống nước không trong vòng 4 – 6 tiếng, sau đó mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn có nhiều calo khác.

Chế độ ăn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, không bắt mẹ kiêng khem.

Nếu mẹ không có sữa: dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương. Sữa chua phải được làm từ loại sữa giành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Chế độ ăn đối với trẻ từ 6 – 12 tháng bị tiêu chảy kéo dài

Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.

Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose. Mẹ cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương. Đảm bảo thức ăn bổ sung: bột, cháo xay nấu với thịt, rau xanh.

Cho ăn nhiều bữa trong ngày: ít nhất 6 bữa.

vicare.vn-benh-tieu-chay-o-tre-em-duoi-1-tuoi-body-3

Khi nào bé bị tiêu chảy cần đến bệnh viện?

Nếu hơn 2 ngày mà bé vẫn bị tiêu chảy thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, cũng cần đưa con đến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:

  • Sốt cao không ngừng.

  • Tiêu chảy mà phân nhiều máu.

  • Tiêu chảy nặng (bé đi hơn 8 lần trong vòng 8 giờ)

  • Tiêu chảy kèm nôn liên tục.

  • Tiêu chảy tái phát khi vừa khỏi bệnh.

Trên đây là những dấu hiệu và cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 1 tuổi các mẹ cần tìm hiểu và lưu lại để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra với con.